BẢN TIN NỘI BỘ THÁNG 2 NĂM 2024

Đăng lúc: 18/03/2024 (GMT+7)
100%

Description: https://thieuhoa.thanhhoa.gov.vn/portal/Photos/2024-03-04/12b0afd2c64367edBTNB%20T2t.jpg

HƯỚNG DẪN - CHỈ ĐẠO

TÌNH HÌNH TẾT GIÁP THÌN NĂM 2024

1. Công tác lãnh đạo, chỉ đạo

Thực hiện Chỉ thị số 19-CT/TU ngày 01/12/2023 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về việc tổ chức đón Tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024; Chỉ thị số 19/CT-UBND ngày 20/12/2023 của Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa về tổ chức đón Tết Nguyên đán Giáp Thìn năm 2024; Ban Thường vụ Huyện ủy ban hành Chỉ thị số 20-CT/HU ngày 07/12/2023 về việc tổ chức Tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024, Nghị quyết số 21-NQ/HU ngày 22/12/2023 về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng trong công tác đảm bảo an ninh, trật tự Tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024, để lãnh đạo chỉ đạo các cấp, các ngành, các địa phương tổ chức các hoạt động cho Nhân dân đón Tết với tinh thần vui tươi, lành mạnh, an toàn, tiết kiệm, nghĩa tình.

Huyện ủy, HĐND, UBND huyện đã phối hợp chặt chẽ với Văn phòng Tỉnh ủy, Văn phòng HĐND tỉnh, các cơ quan, đoàn thể cấp tỉnh tổ chức tốt các chuyến thăm, kiểm tra tình hình sản xuất, đời sống Nhân dân và tặng quà các đối tượng chính sách, người nghèo, công nhân, người lao động gặp khó khăn các đoàn công tác của đồng chí Phạm Thị Thanh Thủy- UVBTV, Trưởng Ban Dân vận Tỉnh ủy, Chủ tịch MTTQ tỉnh; đồng chí Cao Thị Xuân, Phó Chủ tịch Hội đồng Dân tộc của Quốc hội; đồng chí Ngọ Duy Hiểu, Phó tổng Liên đoàn lao động Việt Nam và các đồng chí lãnh đạo các sở, ban, ngành cấp tỉnh nhân dịp Tết cổ truyền.

Chỉ đạo các ngành, các các xã, thị trấn triển khai kế hoạch sản xuất vụ Chiêm Xuân, cung cấp đủ nước giữ cho lúa mới cấy, đảm bảo cấy hết diện tích. Chỉ đạo quyết liệt thực hiện các biện pháp đảm bảo an ninh trật tự, an toàn giao thông; phòng, chống tội phạm, tệ nạn xã hội; ngăn chặn các hoạt động sản xuất, buôn bán, vận chuyển, tàng trữ, đốt pháo nổ trái phép. Tăng cường quản lý Nhà nước đối với công tác quản lý thị trường, thực hiện các biện pháp bảo đảm cân đối cung - cầu hàng hóa; công tác chăm sóc sức khỏe Nhân dân, VSATTP, vệ sinh môi trường. Chỉ đạo các đơn vị Điện lực, Viễn thông đảm bảo không xảy ra sự cố, phục vụ Nhân dân và doanh nghiệp trong kỳ nghỉ Tết.

Chỉ đạo các cơ quan, đơn vị triển khai kế hoạch tổ chức cho Nhân dân vui Xuân đón Tết gắn với kỷ niệm 94 năm Ngày thành lập Đảng cộng sản Việt Nam, kỷ niệm 77 năm Ngày Bác Hồ lần đầu tiên về thăm Thanh Hóa. Chỉ đạo các xã, thị trấn tổ chức các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể thao vui Xuân, đón Tết, đẩy mạnh phong trào toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa; tiếp tục quan tâm khôi phục các hoạt động lễ hội truyền thống, trò diễn dân gian, đáp ứng yêu cầu hưởng thụ văn hóa tinh thần của Nhân dân, bảo đảm thiết thực, tạo không khí vui tươi, phấn khởi; tăng cường quản lý, kiểm tra và xử lý kịp thời các vi phạm trong các hoạt động văn hóa, lễ hội tại các địa phương.

Chỉ đạo tổ chức thực hiện đây đủ, kịp thời các chế độ, chính sách an sinh xã hội, chăm lo đời sống vật chất và tinh thần cho Nhân dân, bảo đảm mọi người mọi nhà đều được vui Xuân, đón Tết. Các đồng chí Thường trực Huyện ủy, Ủy viên Ban Thường vụ Huyện ủy, các đồng chí lãnh đạo huyện và các xã thị trấn đã trực tiếp đi kiểm tra tình hình sản xuất, đời sống Nhân dân, công nhân lao động tại các xã, thị trấn, doanh nghiệp; tổ chức thăm, tặng quà các gia đình chính sách, hộ nghèo, người dân có hoàn cảnh khó khăn, người yếu thế trong xã hội, các đơn vị làm nhiệm vụ trực Tết. Thăm chúc Tết huyện Mường Lát và Đồn Biên phòng Pù Nhi, các cơ sở, chức sắc tôn giáo; tổ chức gặp mặt các đồng chí nguyên lãnh đạo huyện qua các thời kỳ và các đồng chí lãnh đạo quê hương Thiệu Hóa; dâng hoa, dâng hương Khu Di tích lịch sử Hang Co Phường và tặng quà tại xã Phú Lệ, huyện Quan Hóa; Nghĩa trang liệt sỹ, Nhà bia liệt sỹ huyện và Khu di tích lịch sử cách mạng Trụ sở làm việc của Tỉnh ủy Thanh Hóa tại xã Thiệu Viên nhân dịp Tết cổ truyền.

2. Tình hình sản xuất; công tác kiểm tra, kiểm soát, bình ổn thị trường, bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm; cung cấp điện năng, bưu chính, viễn thông và công tác chăm sóc sức khỏe Nhân dân

Toàn huyện đã thu hoạch vụ Đông đạt 100% diện tích; gieo cấy vụ Chiêm Xuân được 7.900ha, đạt 100% diện tích. Tổng đàn trâu 852 con, đàn bò 5.091 con, đàn lợn 15.419 con, đàn gia cầm 860 nghìn con; duy trì 14 trang trại chăn nuôi; nuôi trồng thủy sản tiếp tục được duy trì ổn định. Thực hiện Kế hoạch “Tết trồng cây đời đời nhớ ơn Bác Hồ” dịp Xuân Giáp Thìn 2024, toàn huyện ra quân vào sáng 15/02/2024 (tức ngày mùng 6 tết Giáp Thìn), mục tiêu toàn huyện trồng được trên 98.000 cây các loại (các cơ quan, đơn vị, trường học trồng ít nhất 02 cây/người; các xã, thị trấn trồng ít nhất 02 cây/hộ; mỗi xã, thị trấn chọn 01 điểm ra quân trồng cây); các đồng chí Lãnh đạo huyện sẽ dự tại 03 đơn vị là thị trấn Thiệu Hóa, Thiệu Phúc và Thiệu Quang.

Tình hình hàng hóa phục vụ dịp Tết phong phú về chủng loại, chất lượng đảm bảo, đáp ứng đầy đủ nhu cầu sắm Tết của Nhân dân, giá cả thị trường ổn định; một số mặt hàng thực phẩm tươi sống, thực phẩm chế biến tăng nhẹ so với ngày thường (siêu thị The City Thiệu Hóa và một số cơ sở kinh doanh mở cửa trở lại từ ngày mùng 2 Tết), nhìn chung sức mua của Nhân dân giảm hơn so với dịp Tết Quý Mão năm 2023. Công tác quản lý thị trường được tăng cường, dịp trước trong và sau Tết; UBND huyện, Ban Chỉ đạo 389 của huyện, các lực lượng chức năng đã xử lý 14 vụ vi phạm về hàng giả, VSATTP, xử phạt và tiêu hủy trị giá 58 triệu đồng, không có hiện tượng đầu cơ, tăng giá bất hợp lý nhằm trục lợi.

Hoạt động vận tải xe khách không có hiện tượng ép giá, tăng giá vé, thuận lợi nhu cầu đi lại của Nhân dân dịp trước và sau Tết; tình hình cung cấp điện trên địa bàn huyện tương đối ổn định, một số địa phương có xảy ra mất điện cục bộ do quá tải, tuy nhiên đã được khắc phục kịp thời trước giờ giao thừa; dịch vụ bưu chính, viễn thông đảm bảo tốt nhu cầu chuyển phát thư tín, hàng hóa, mạng lưới viễn thông, internet bảo đảm thông tin thông suốt, an toàn.

Các cơ sở y tế bố trí thường trực cấp cứu 24/24 giờ; bố trí đầy đủ nhân lực, thuốc chữa bệnh, bảo đảm cấp cứu kịp thời bệnh nhân; từ ngày 07/02 đến 14/02/2024 (tức từ 28 đến mùng 5 Tết) Bệnh viện Đa khoa huyện nhập viện, khám và điều trị 320 trường hợp (hiện tại đang điều trị nội trú 53 trường hợp). Công tác đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm được tăng cường, không xảy ra ngộ độc thực phẩm tập thể.

3. Công tác bảo đảm an sinh xã hội, chăm lo Tết cho Nhân dân

Tập trung chỉ đạo MTTQ các cấp nắm bắt đời sống Nhân dân, của công nhân người lao động làm việc tại các công ty, doanh nghiệp trên địa bàn, không để xảy ra tình trạng thiếu đói để mọi người, mọi nhà đều có Tết.

Trong dịp Tết toàn huyện đã trao 24.491 suất quà, ướctrị giá 11,003 tỷđồng,tất cả các hộ nghèo, cận nghèo, hộ khó khăn được tặng từ 02 suất quà trở lên (cao hơn dịp Tết Quý Mão 2023 là 2.964 suất quà và 1,255 tỷ đồng), trong đó:Quà của Chủ tịch nước, hỗ trợ của Trung ương5.484 suất, trị giá 1,677 tỷ đồng;quà từ nguồn ngân sách tỉnh5.493 suất, trị giá 1,654 tỷ đồng;quà từ nguồn ngân sách huyệnbố trí 231 suất, trị giá 179,1 triệu đồng;quà chúc thọ người cao tuổi từ các nguồn ngân sách3.414 suất, trị giá 1,353 tỷ đồng.MTTQ, các tổ chức đoàn thể vận động các doanh nghiệp, các ngân hàng, các nhà hảo tâmthăm hỏi tặng quà gia đình chính sách, hộ nghèo, hộ cận nghèo 6.468 suất, trị giá 3,423 tỷ đồng (các xã, thị trấn vận động được 3.152 suất, trị giá 1,576 tỷ đồng); hỗ trợ xây Nhà Đại đoàn kết 21 nhà, trị giá 650 triệu đồng;Sở LĐTBXH tỉnh Thanh Hóatặng 38 xuất với trị giá 30,4 triệu đồng cho trẻ em thuộc hộ thủy cơ của huyện;Quỹ Bảo trợ trẻ em của huyệntặng 30 suất với số tiền 15 triệu đồng cho trẻ em khó khăn;Hội Chữ thập đỏ huyện,tỉnhtặng 457 suất quà, trị giá 310,9 triệu đồng.Các xã, thị trấntổ chức tặng quà thương bệnh binh, gia đình liệt sỹ và người có công với cách mạng nhân dịp Tết 2.855 suất, trị giá 1,702 tỷ đồng. Qua rà soát tổng số hộ nghèo toàn huyện còn 264 hộ, tỷ lệ 0,58%; hộ cận nghèo 670 hộ, tỷ lệ 1,48%.

Tiền lương, tiền thưởng tết cho công nhân tại các công ty trên địa bàn được các doanh nghiệp thực hiện đảm bảo, đúng quy định, bình quân 6 triệu đồng/lao động; tiền lương cao nhất 25 triệu đồng/lao động, thấp nhất 3,5 triệu đồng/lao động; một số công ty may có đông công nhân đã ký đơn hàng đến tháng 4 năm 2024, thời gian nghỉ tết từ 06/2/2024 đến ngày 13/02/2024, trong thời gian nghỉ tết các doanh nghiệp không tổ chức sản xuất, tăng ca. Hệ thống máy ATM hoạt động thông suốt, bảo đảm đủ lượng tiền mặt, đáp ứng nhu cầu thanh toán trả lương và rút tiền qua tài khoản của cán bộ, công chức, viên chức, công nhân, người lao động trong dịp Tết.

4. Về tổ chức các hoạt động cho Nhân dân vui Xuân, đón Tết

Lãnh đạo, chỉ đạo các cấp ủy đảng, chính quyền, các ngành trong huyện tập trung công tác tuyên truyền, xây dựng phương án, kế hoạch tổ chức cho Nhân dân vui Tết, đón Xuân gắn với đẩy mạnh các phong trào thi đua lao động sản xuất lập thành tích chào mừng kỷ niệm 94 năm Ngày thành lập Đảng (03/02/1930 - 03/02/2024). Toàn huyện đã treo được 983 băng rôn qua đường, treo 983 băng rôn qua đường, 680 tấm pa nô, 195 câu khẩu hiệu tường, 87 cụm tin cổ động, đồng loạt treo 39.921 lá cờ Tổ quốc trong Nhân dân và 350 lá hồng kỳ tại trung tâm huyện để mừng Đảng, mừng xuân Giáp Thìn; các hoạt động chăm lo cho Nhân dân được quan tâm, chương trình “Bánh chưng xanh - Tết an lành” cho 28 hộ gia đình đồng bào sinh sống trên sông được cấp đất, hỗ trợ làm nhà tại xã Thiệu Vũ được tổ chức vui tươi, ấm áp, nghĩa tình… Trung tâm Văn hóa, Thông tin, Thể thao và Du lịch huyện tăng cường phân công cán bộ, phóng viên bám cơ sở, viết các tin bài tuyên truyền các nhiệm vụ chính trị của huyện, thông tin không khí vui Xuân đón Tết, tình hình an ninh trật tự trên địa bàn.

Các hoạt động vui chơi giải trí, thi đấu thể thao diễn ra sôi động, các địa phương quan tâm khôi phục các lễ hội, trò diễn dân gian truyền thống; toàn huyện tổ chức được 31 giải thể thao mừng Đảng, mừng Xuân như: bóng đá, bóng chuyền, cầu lông…; 22 xã tổ chức hội diễn văn nghệ; toàn huyện có 09 xã/ 19 lễ hội truyền thống được đăng ký. Công tác chỉnh trang, vệ sinh môi trường được quan tâm thực hiện, tạo cảnh quan sạch đẹp, phục vụ Nhân dân vui xuân đón Tết.

5. Tình hình an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội, công tác trực Tết ở các cơ quan đơn vị

Tình hình an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn huyện được bảo đảm; các lực lượng vũ trang duy trì nghiêm chế độ trực chỉ huy, trực sẵn sàng chiến đấu; chủ động phòng ngừa, phát hiện sớm, kịp thời ngăn chặn, xử lý các tình huống phức tạp; tổ chức đợt cao điểm tấn công, trấn áp tội phạm, trọng tâm là tội phạm có tổ chức, tội phạm, vi phạm pháp luật, nhất là tội phạm gây thương tích, cờ bạc, số đề, “tín dụng đen”...

Công an huyện đã huy động 100% cán bộ chiến sỹ với 08 tổ công tác tiến hành tuần tra khép kín địa bàn các xã, thị trấn; thành lập 04 tổ kiểm tra giám sát do các đồng chí Lãnh đạo công an huyện làm tổ trưởng tiến hành kiểm tra tại 24/24 xã, thị trấn; 100% lực lượng công an các xã, thị trấn cùng với các lực lượng chức năng đã bố trí lực lượng cắm chốt tại các địa bàn dân cư thôn, xóm phòng chống đốt pháo trái phép (pháo không phải của Bộ Quốc phòng sản xuất). Trong đêm giao thừa, trên địa bàn huyện không xảy ra tình trạng đốt pháo trái phép. Tình hình an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn huyện trong dịp Tết được đảm bảo ổn định.

* Đánh giá chung:Tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024 trên địa bàn huyện diễn ra vui tươi, lành mạnh, an toàn, tiết kiệm và nghĩa tình. Các hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ duy trì ổn định; nguồn cung hàng hóa dồi dào, chủng loại đa dạng, giá cả ổn định, đáp ứng nhu cầu mua sắm của Nhân dân. Hoạt động vui Xuân, đón Tết được tổ chức sôi nổi, đáp ứng nhu cầu hưởng thụ văn hóa tinh thần của Nhân dân. Tình hình an ninh chính trị được giữ vững, trật tự an toàn xã hội được bảo đảm,trên địa bàn huyện không xảy ra các vụ việc gây rối trật tự công cộng, vụ án nổi cộm, phức tạp, không xảy tai nạn giao thông nghiêm trọng, có thể nóilà năm bình yên nhất trong nhiều năm trở lại đây. An sinh xã hội được chăm lo, nhất là đối với các gia đình chính sách, hộ nghèo, người có hoàn cảnh khó khăn; mọi nhà, mọi người đều được đón Xuân, vui Tết. Tình hình tư tưởng trong cán bộ, đảng viên và Nhân dân ổn định, phấn khởi, tin tưởng vào sự phát triển của quê hương, đất nước.

Ban Biên tập

TIN TỨC - SỰ KIỆN NỔI BẬT

ĐẢNG BỘ HUYỆN THIỆU HÓA ƯỚC VỌNG MÙA XUÂN

Cứ mỗi độ tết đến xuân về, huyện Thiệu Hóa lại trở nên tươi thắm, rực rỡ hơn với những sắc màu của cờ hoa. Hương xuân, sắc xuân đang lan tỏa trên khắp nẻo đường, ngõ xóm. Trong không khí mùa Xuân Giáp Thìn 2024, Đảng bộ và Nhân dân huyện Thiệu Hóa cũng mang bao khát vọng và niềm tin sâu sắc vào tương lai tươi sáng, đời sống nhân dân hạnh phúc hơn, quê hương giàu đẹp, hiện đại và văn minh hơn.

Kế thừa và phát huy những kết quả đạt được trong những năm qua, huyện Thiệu Hóa đã và đang thực hiện đồng bộ các giải pháp nhằm hiện thực hóa mục tiêu phấn đấu đến năm 2025 trở thành huyện Nông thôn mới nâng cao, trở thành một trong những huyện dẫn đầu của tỉnh vào năm 2030và trở thành thị xã trong tương lai.

Nhìn lại bức tranh toàn cảnh của năm 2023, trong bối cảnh kinh tế có nhiều khó khăn, thách thức, song Đảng bộ, Chính quyền, Mặt trận Tổ quốc và các ngành, đoàn thể trong huyện đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức triển khai có hiệu quả các nhiệm vụ, giải pháp đã đề ra; cùng với sự chủ động, nỗ lực của cộng đồng doanh nghiệp và các tầng lớp Nhân dân nên tình hình kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh, công tác xây dựng Đảng và hệ thống chính trị đã đạt được kết quả khá toàn diện, 27/27 chỉ tiêu đạt và vượt theo kế hoạch của tỉnh.

Kinh tế tăng trưởng khá. Tốc độ tăng giá trị sản xuất ước đạt 4,92%, đứng thứ 8 toàn tỉnh. Giá trị sản xuất nông nghiệp ước đạt 1.414 tỷ đồng. Liên kết sản xuất tiếp tục được mở rộng, diện tích liên kết sản xuất lúa đạt 1.358ha; có thêm 151ha đất nông nghiệp được tích tụ, tập trung để sản xuất theo quy mô lớn, ứng dụng công nghệ cao. Cấp 10 mã số vùng trồng nội địa, với diện tích 75ha cho các tổ chức, cá nhân. Huyện tiếp tục nâng cao hiệu quả mô hình sản xuất rau an toàn tập trung quy mô 42ha và 10,3ha nhà màng và nhà lưới tại thị trấn Thiệu Hóa, thị trấn Hậu Hiền, xã Thiệu Thành.... Giá trị sản xuất trên một ha đất trồng trọt và thủy sản đạt 150 triệu đồng. Có thêm 15 sản phẩm được xếp hạng sản phẩm OCOP 3 sao, nâng tổng số sản phẩm OCOP toàn huyện lên 28 sản phẩm; đã xúc tiến tổ chức ký kết hợp tác đưa 09 sản phẩm OCOP, sản phẩm lợi thế của huyện vào giới thiệu, quảng bá và tiêu thụ tại hệ thống siêu thị The City, tạo chuỗi liên kết bền vững, mở rộng thị trường và nâng cao giá trị sản phẩm.

Sản xuất công nghiệp duy trì tốc độ tăng trưởng khá. Giá trị sản xuất công nghiệp và xây dựng ước đạt 4.509 tỷ đồng. Hoạt động thương mại, dịch vụ duy trì ổn định. Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ ước đạt 6.505 tỷ đồng; giá trị xuất khẩu ước đạt 58,042 triệu USD. Thành lập mới 95 doanh nghiệp.

Nét nổi bật trong phát triển kinh tế của Thiệu Hóa trong năm 2023 là tổng vốn đầu tư phát triển trên địa bàn ước đạt 4.768 tỷ đồng, vượt 19,2% so với KH, tăng 8,6% so với CK.Công tác giải phóng mặt bằng; các dự án dự án trọng điểm được tập trung xây dựng đảm bảo tiến độ, một số dự án lớn có sức lan dự kiến đi vào hoạt động trong năm 2024, tạo điều kiện cho kết nối phát triển các vùng kinh tế - xã hội trong huyện.

Công tác quy hoạch các đô thị đã được tập trung thực hiện. Huyện đã tổ chức công bố nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về sáp nhập xã Thiệu Phú vào thị trấn Thiệu Hóa và thành lập thị trấn Hậu Hiền thuộc huyện Thiệu Hóa.

Song song với phát triển kinh tế, lĩnh vực văn hóa - xã hội tiếp tục có chuyển biến tích cực. Huyện đã tổ chức thành công các hoạt động văn hóa, thể thao có tầm ảnh hưởng lớn, được tỉnh đánh giá cao. Giáo dục và đào tạo tiếp tục nâng cao chất lượng, xếp trong nhóm dẫn đầu của tỉnh. Các chế độ chính sách an sinh xã hội được thực hiện đầy đủ, kịp thời; đã tổ chức thành công Lễ hoàn thành Kế hoạch cấp đất, hỗ trợ kinh phí và làm nhà ở cho 28 hộ dân là đồng bào công giáo sinh sống trên sông.

Cảm xúc về bức tranh nông thôn Thiệu Hóa đổi thay rõ rệt trong những năm gần đây đủ để nhiều người dù đi xa, về gần đều có chung nhận xét: Sáng hơn, xanh hơn sạch, đẹp hơn và ngày càng hiện đại, “tiệm cận” gần hơn với các tiêu chí của đô thị. Diện mạo làng quê Thiệu Hóa “thay áo mới” cũng xuất phát từ việc thực hiện hiệu quả chương trình XDNTM nâng cao, kiểu mẫu.

Các xã, thị trấn đã tuyên truyền, vận động Nhân dân hiến đất mở rộng đường giao thông nông thôn. Toàn huyện đã vận động nhân dân hiến trên 24.200 m2đất, đóng góp 50,155 tỷ đồng, gần 20.000 ngày công, đổ bê tông, thảm nhựa Asphalt gần 60.000m đường giao thông, xây dựng và chỉnh trang trên 133.000m tường rào mẫu, lắp đặt 36.904 m đường điện chiếu sáng nông thôn.

Trong năm, đã có thêm xã Thiệu Nguyên được công nhận xã đạt chuẩn NTM kiểu mẫu , 04 xã đạt chuẩn NTM nâng cao và 32 thôn NTM kiểu mẫu, 04 thôn thông minh.Đến nay, toàn huyện có 02 xã NTM kiểu mẫu là Thiệu Nguyên và Thiệu Trung, 07 xã NTM nâng cao,40 thôn NTM kiểu mẫu, 05 thôn thông minh. Hiện đang hoàn thiện hồ sơ trình thẩm tra, thẩm định 04 xã NTM nâng cao.

Quốc phòng - An ninh được củng cố và tăng cường; an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội được giữ vững. Công tác xây dựng Đảng tiếp tục được tăng cường; hoạt động của chín quyền, MTTQ và các tổ chức chính trị - xã hội có nhiều chuyển biến tích cực về hiệu quả hoạt động.

Phấn khởi trước những thành tựu về chính trị, kinh tế, xã hội huyện nhà đạt được trong năm qua, người dân trên quê hương vui mừng, tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng và cấp uỷ chính quyền.

Năm 2024 là năm có ý nghĩa then chốt, quyết định đến việc hoàn thành các mục tiêu, nhiệm vụ Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ XX, nhiệm kỳ 2020 - 2025. Tiếp nối đà tăng trưởng và những kết quả đã đạt được từ đầu nhiệm kỳ của huyện; một số dự án trọng điểm về kết cấu hạ tầng, sản xuất kinh doanh trên địa bàn huyện sẽ hoàn thành, đưa vào sử dụng và đi vào hoạt động sẽ thúc đẩy cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, thu hút đầu tư, huy động và sử dụng hiệu quả các nguồn lực cho phát triển kinh tế - xã hội, tạo việc làm, nâng cao đời sống Nhân dân.

Truyền thống, sức mạnh của tinh thần đoàn kết, đồng thuận của cả hệ thống chính trị và các tầng lớp Nhân dân là bài học xuyên suốt quyết định sự thành công. Phát huy nền tảng đã đạt được, cán bộ, đảng viên và Nhân dân trong huyện đang nỗ lực từng ngày để góp phần để quê hương Thiệu Hóa phát triển lên tầm cao mới, sớm đạt được mục tiêu trở thành huyện nông thôn mới nâng cao.

Thanh Mai

BẢO VỆ NỀN TẢNG TƯ TƯỞNGCỦA ĐẢNG,

ĐẤU TRANH PHẢN BÁCCÁC QUAN ĐIỂM SAI TRÁI THÙ ĐỊCH

ĐỪNG ĐỂ LÒNG YÊU NƯỚC BỊ LỢI DỤNG

Thời gian qua, vấn đề bảo vệ chủ quyền biển, đảo của Tổ quốc, lợi dụng lòng yêu nước nhưng nhận thức còn mơ hồ của một bộ phận người dân, một số đối tượng xấu đã lên mạng xã hội kêu gọi, lôi kéo, kích động người dân xuống đường, biểu tình. Chưa dừng lại ở đó, những phần tử cơ hội chính trị, bất đồng chính kiến còn đưa ra cái gọi là “thông điệp mạnh mẽ của người dân lên án thái độ phản ứng nhu nhược của Đảng, Nhà nước trước hành động ngang ngược vi phạm chủ quyền Việt Nam của Bắc Kinh”. Trước hết phải khẳng định rằng, việc Trung Quốc mới đây đưa tàu thuyền vào bãi Tư Chính thuộc chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán của Việt Nam là trái với luật pháp quốc tế.

Trước những vấn đề hệ trọng của đất nước, việc người dân bày tỏ quan điểm, thể hiện lòng yêu nước là rất đáng trân trọng. Chỉ đáng tiếc, trong khi đa số người dân đã thể hiện thái độ bình tĩnh, đúng mực, vẫn còn một số người do thiếu thông tin hoặc bị xúi giục, lôi kéo, kích động nên đã bị cuốn theo “tâm lý đám đông” tiêu cực, rồi bày tỏ lòng yêu nước thái quá, không phù hợp với lợi ích quốc gia dân tộc.

Lòng yêu nước của nhân dân ta, như Bác Hồ từng khẳng định “đó là một truyền thống quý báu của ta”. Nhưng truyền thống quý báu đó chỉ thực sự phát huy tác dụng khi mỗi người dân thể hiện lòng yêu nước đúng mực, đúng lúc, đúng chỗ; không có bất cứ thái độ, cử chỉ, hành vi nào làm tổn thương đến hình ảnh đất nước, phương hại an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội. Người dân có lòng yêu nước chân chính không thể đi tuần hành rầm rộ gây cản trở giao thông, xông vào đập phá trụ sở chính quyền, ném gạch đá vào lực lượng công an đang thực thi nhiệm vụ, dọa “đốt” công ty… như từng xảy ra ở tỉnh Bình Thuận và một số địa phương phía Nam trong tháng 6-2018.

Để lòng yêu nước chân chính của nhân dân không bị lợi dụng, các cấp ủy, chính quyền cần làm tốt hơn nữa công tác dân vận, tăng cường biểu dương, khen thưởng, nhân rộng gương người tốt, việc tốt; đồng thời, chú trọng nắm bắt dư luận xã hội để kịp thời giải quyết những nguyện vọng chính đáng của dân.

Đất nước ta đã trải qua mấy chục năm chiến tranh đau thương, mất mát. Chúng ta giành được hòa bình, độc lập, thống nhất non sông như hôm nay phải đánh đổi bằng bao xương máu của thế hệ cha anh. Nhiều năm qua, Việt Nam được dư luận thế giới đánh giá là một đất nước có nền chính trị ổn định, là điểm đến thân thiện, an toàn của hàng triệu du khách quốc tế và là một trong những nước có môi trường đầu tư hấp dẫn. Những đánh giá, ca ngợi đó thể hiện sự khâm phục, ngưỡng mộ của bạn bè thế giới dành cho nhân dân ta, đồng thời cũng là một cách tôn vinh hình ảnh Việt Nam trên trường quốc tế. Vậy nên, không có lý do gì để chúng ta lại làm cho hình ảnh đất nước bị tổn thương, tình hình xã hội thêm phức tạp chỉ vì những lời dụ dỗ, kích động bởi những kẻ quá khích, bất mãn, những phần tử cơ hội chính trị, phản động. Trước những thông tin hoài nghi, trước những lời tuyên truyền mị dân của các phần tử xấu, người dân cần hết sức bình tĩnh, tỉnh táo nhận diện đâu là đúng - sai, phải - trái, chính - tà, thật - giả, thiện - ác để không bị mắc mưu, “sập bẫy”. Hãy biết trân trọng lịch sử cách mạng của ông cha ta, hãy biết nâng niu những giá trị hòa bình mà chúng ta đang có, hãy bày tỏ tình yêu quê hương đất nước bằng những thái độ, hành vi ứng xử chuẩn mực, hợp đạo lý, đúng pháp luật.

Lo lắng cho vận mệnh đất nước cũng là một biểu hiện của tinh thần yêu nước. Nhưng thời gian gần đây, cũng có một số người lo lắng đến mức chỉ biết ngồi “khóc lóc”, than thở, hoài nghi… thì lại là một thứ “yêu nước suông”! Cũng không nên “bày tỏ tình yêu nước” bằng cách suốt ngày chỉ ngồi bên bàn phím để “than thân trách phận”, đổ lỗi, chỉ trích, mong muốn xã hội thế này, đòi hỏi đất nước phải thế kia… trong khi hàng triệu người dân đang cần mẫn lao động hăng say ở khắp mọi miền đất nước và hàng vạn chiến sĩ đang ngày đêm đổ mồ hôi trên thao trường huấn luyện và làm nhiệm vụ tuần tra, canh gác giữ gìn biên cương, biển, đảo, lãnh thổ Tổ quốc.

Tình yêu nước không phải là điều gì đó quá cao siêu, mà đôi khi bắt đầu bằng suy nghĩ giản dị là hiểu những gì mình đang có, những quyền lợi mình đang được thụ hưởng và cố gắng làm tốt công việc của mình; đồng thời, làm tròn bổn phận, nghĩa vụ, trách nhiệm công dân đối với Tổ quốc. Ở chiều sâu hơn, đó là sự cảm thông, chia sẻ với những khó khăn, thách thức mà đất nước đang phải gồng mình vượt qua và luôn tự nhắc nhở mình cần phải làm gì để chung tay góp sức với cộng đồng, nỗ lực vượt lên những thử thách ấy. Tình yêu nước của mỗi người chỉ thật sự có giá trị khi biết khơi nguồn, lan truyền cảm hứng tình cảm thân thương của mình cho người khác và cộng đồng. Yêu nước vừa là “cái chung” của mọi người, vừa là “cái riêng” của mỗi con người. Và tình yêu nước chân chính chỉ thể hiện đúng mực, đúng lúc, đúng chỗ khi “cái tôi” yêu nước của mỗi người luôn biết bắt nhịp, hòa chung với “cái tôi” yêu nước của cộng đồng, của mọi người trong xã hội.

Ban Biên tập

HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TƯ TƯỞNG,ĐẠO ĐỨC, PHONG CÁCH HỒ CHÍ MINH

GẮN XÂY DỰNG, CHỈNH ĐỐN ĐẢNG VỚI XÂY DỰNG HỆ THỐNG CHÍNH TRỊ

Trong tiến trình cách mạng, công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng và hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh được Đảng, Nhà nước ta rất coi trọng; coi đây là nhiệm vụ then chốt, quyết định sự tồn vong của chế độ. Tuy nhiên, trong từng thời kỳ cách mạng khác nhau, đặt ra những yêu cầu, nhiệm vụ khác nhau, từ đó có sự nhận thức và quan điểm chỉ đạo khác nhau về xây dựng, chỉnh đốn Đảng và hệ thống chính trị.

Nhiệm vụ xây dựng Đảng được Đảng ta đề cập xuyên suốt và có những bổ sung mới nhằm đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong tình hình mới. Đại hội X (2006), Đảng ta tập trung thực hiện “Nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng”, Đại hội XI (2011) thì “Tiếp tục nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng”, Đại hội XII (2016) nhấn mạnh “Tăng cường xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh”. Đại hội XIII (2021), Đảng ta đã bổ sung những nhận thức mới về công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng; nhấn mạnh tới việc gắn xây dựng, chỉnh đốn Đảng với xây dựng hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh, đó là: “Tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng và hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh”. Đây là nhiệm vụ trọng tâm của cả nhiệm kỳ Đại hội XIII và những năm tiếp theo, đó là: “Tiếp tục đẩy mạnh xây dựng, chỉnh đốn Đảng, xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa và hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh”.

Điểm mới ở đây là đã bổ sung “xây dựng hệ thống chính trị” cùng với “xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh”. Sự bổ sung này là phù hợp với yêu cầu, nhiệm vụ xây dựng Đảng, xây dựng hệ thống chính trị hiện nay. Tại Hội nghị lần thứ tư Ban Chấp hành Trung ương khóa XIII, Đảng đã ban hành Kết luận số 21-KL/TW, ngày 25 tháng 10 năm 2021 về đẩy mạnh xây dựng, chỉnh đốn Đảng và hệ thống chính trị; kiên quyết ngăn chặn đẩy lùi, xử lý nghiêm cán bộ, đảng viên suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”, đã mở rộng phạm vi, không chỉ trong xây dựng, chỉnh đốn Đảng mà còn bao gồm cả trong xây dựng hệ thống chính trị đúng theo tinh thần Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng.

Vì vậy, xây dựng, chỉnh đốn Đảng gắn với xây dựng hệ thông chính trị có ý nghĩa rất quan trọng đối với sự nghiệp đổi mới, phát triển đất nước bởi những nội dung sau:

Thứ nhất, xây dựng, chỉnh đốn Đảng gắn với xây dựng hệ thống chính trị là khẳng định tính đồng bộ, chặt chẽ, tác động qua lại lẫn nhau giữ xây dựng Đảng và xây dựng hệ thống chính trị.

Đây là vấn đề vừa có ý nghĩa lý luận, vừa có ý nghĩa thực tiễn trong việc tiếp tục đẩy mạnh xây dựng, chỉnh đốn Đảng, xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa và hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh. Đảng trong sạch, vững mạnh là điều kiện, tiền đề xây dựng hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh. Điều này, đã được kiểm chứng qua thực tiễn lãnh đạo của Đảng đối với sự nghiệp cách mạng nước ta.

Việc mở rộng phạm vi xây dựng, chỉnh đốn Đảng gắn với xây dựng hệ thống chính trị khẳng định một điều rất quan trọng: công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng và xây dựng hệ thống chính trị có vai trò đặc biệt quan trọng; phạm vi thực hiện không chỉ đối với tổ chức đảng, cán bộ, đảng viên mà còn cả các cơ quan nhà nước và đội ngũ công chức, viên chức Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức chính trị - xã hội.

Thứ hai, xây dựng, chỉnh đốn Đảng gắn với xây dựng hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh có ý nghĩa thúc đẩy nâng cao năng lực lãnh đạo, cầm quyền của Đảng, hiệu lực, hiệu quả của Nhà nước; chất lượng hoạt động của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội.

Năng lực lãnh đạo, cầm quyền của Đảng được phản ánh địa vị của Đảng trong đời sống chính trị, xã hội; là lực lượng lãnh đạo Nhà nước và xã hội. Đảng trong sạch, vững mạnh, Nhà nước mạnh, liêm chính, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội phát huy mạnh mẽ vai trò, chức năng, nhiệm vụ của mình thì mới đưa được những đường lối, chủ trương của Đảng vào cuộc sống.

Thực tiễn qua 94 năm lãnh đạo sự nghiệp cách mạng đã chứng tỏ năng lực lãnh đạo của Đảng thể hiện qua hiệu lực, hiệu quả quản lý của Nhà nước, chất lượng hoạt động của Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội. Những vấn đề này được Đảng ta coi đây là nhiệm vụ then chốt, có ý nghĩa sống còn đối với Đảng và chế độ. Vì vậy, Đại hội XIII, Đảng ta khẳng định quan điểm chỉ đạo: Tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng và hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh.

Thứ ba,xây dựng, chỉnh đốn Đảng gắn với xây dựng hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh có ý nghĩa góp phần ngăn chặn, đẩy lùi suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”.

Trên thực tế cho thấy, sự suy thoái suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” không chỉ diễn ra trong tổ chức đảng, mà còn diễn ra trong các cơ quan nhà nước, các tổ chức chính trị - xã hội. Vì vậy, để ngăn chặn, đầy lùi những suy thoái trên không chỉ tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng, mà phải tăng cường xây dựng Nhà nước, các tổ chức chính trị - xã hội trong sạch, vững mạnh, nhằm tạo sự đồng bộ, chặt chẽ.

Bước vào giai đoạn phát triển mới, đất nước ta đứng trước những thuận lợi, khó khăn, thách thức đan xen nhau; tình trạng suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” ngày càng diễn biến phức tạp, đòi hỏi, phải coi trọng công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng, gắn liền với xây dựng Nhà nước, các tổ chức chính trị - xã hội trong sạch, vững mạnh. Đây là vấn đề có ý nghĩa sống còn đối với vai trò lãnh đạo, cầm quyền của Đảng và đối với lợi ích của nhân dân.

Thứ tư, xây dựng, chỉnh đốn Đảng gắn với xây dựng hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh có ý nghĩa thực hiện tốt hơn nữa mối quan hệ mật thiết với nhân dân, khơi dậy tiềm năng sáng tạo, khát vọng phát triển đất nước, phát huy quyền làm chủ của nhân dân.

Mục đích xây dựng, chỉnh đốn Đảng, xây dựng hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh là nhằm hướng đến phục vụ lợi ích thiết thân của nhân dân; bảo đảm thực hiện tốt cơ chế: Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý, Nhân dân làm chủ.

Xây dựng, chỉnh đốn Đảng gắn với xây dựng hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh là hướng đến mục tiêu Đảng vững mạnh, Nhà nước mạnh, liêm chính, các tổ chức chính trị - xã hội phát huy mạnh mẽ vai trò, chức năng, nhiệm vụ của mình. Tất cả mục tiêu này đều hướng đến phục vụ lợi ích của nhân dân, đem lại cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc cho nhân dân. Vì vậy, xây dựng, chỉnh đốn Đảng và hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh có ý nghĩa quan trọng giúp cho Đảng tăng cường mối quan hệ mật thiết với nhân dân, qua đó khơi dậy và phát huy tiềm năng sáng tạo của nhân dân tích cực tham gia xây dựng Đảng và Nhà nước và tham gia xây dựng đất nước phồn vinh, hạnh phúc

Ban Biên tập

BÍ THƯ CHI BỘ THÔNDÂN TÀI, XÃ THIỆU CHÍNH NHIỆT HUYẾT VỚI CÔNG VIỆC THÔN

Anh Trần Văn Vương, bí thư chi bộ thôn Dân Tài, xã Thiệu Chính, nhiệt huyết, trách nhiệm với công việc; gương mẫu, đi đầu trong các phong trào của địa phương, từng đóng quân tại Quân đoàn III và được kết nạp Đảng trong đơn vị, sau 3 năm hoàn thành nghĩa vụ, anh Vương trở về địa phương sinh sống và luôn phát huy truyền thống bộ đội Cụ Hồ, nêu cao tinh thần trách nhiệm của người đảng viên, tích cực tham gia các hoạt động của thôn, xã. Với tinh thần nhiệt huyết đó, năm 2017, anh Vương được cán bộ, đảng viên, Nhân dân tín nhiệm bầu làm bí thư chi bộ kiêm trưởng thôn. Từ năm 2022 đến nay, anh Vương tiếp tục được bầu làm bí thư chi bộ. Đảm nhận vai trò, trách nhiệm cao, anh luôn xác định bản thân phải thực sự gương mẫu, nói được, làm được để xây dựng đoàn kết trong chi bộ, sự đồng thuận trong Nhân dân. Anh luôn tranh thủ nhiều ý kiến đóng góp của những đảng viên hưu trí - họ vừa có lý luận, thực tiễn công tác, vừa có bề dày kinh nghiệm trên các lĩnh vực để anh vận dụng phát huy tốt vai trò “hạt nhân” của những đảng viên trong lãnh đạo, triển khai thực hiện có hiệu quả chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước và các phong trào thi đua phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.

Trong thời gian nhận nhiệm vụ người đứng đầu cấp ủy thôn cho đến nay, anh Vương và cấp ủy phải đảm nhận nhiều nhiệm vụ quan trọng. Rõ nhất là thực hiện mục tiêu thôn Dân Tài phấn đấu trở thành thôn đi đầu của xã. Do đó, năm 2019, chi bộ đăng ký với Đảng ủy xây dựng thôn NTM và sau 1 năm đã về đích. Không dừng lại ở kết quả này, năm 2022, chi bộ tiếp tục đăng ký với Đảng ủy xã xây dựng thôn NTM kiểu mẫu. Thời điểm này, qua rà soát, thôn mới đạt 10/15 tiêu chí. Còn 5 tiêu chí chưa đạt như: cơ sở vật chất nhà văn hóa, môi trường, bảo hiểm y tế toàn dân... đòi hỏi yêu cầu quyết tâm cao, nỗ lực lớn mới có thể hoàn thành. Anh Vương đã cùng với chi ủy đưa ra họp bàn, thảo luận trong các cuộc sinh hoạt chi bộ, tổ chức họp dân, lắng nghe tâm tư, nguyện vọng của người dân và xác định các tiêu chí khó, tìm giải pháp tháo gỡ. Anh cùng với cán bộ đoàn thể trong thôn bám sát cơ sở, thực hiện tốt công tác “dân vận khéo” giải đáp những băn khoăn, vướng mắc làm thông suốt tư tưởng của người dân. Từ sự kiên trì và nhiệt huyết đó, anh Vương cùng cấp ủy, ban công tác mặt trận thôn, trưởng các đoàn thể trong thôn đã đưa các chủ trương của cấp trên đi vào cuộc sống, được người dân đón nhận. Nhân dân ủng hộ chủ trương hiến đất, công trình để mở rộng đường, đóng góp xã hội hóa cùng với địa phương thực hiện các tiêu chí thôn NTM kiểu mẫu.

Nhờ sự vào cuộc tích cực trong công tác tuyên truyền, vận động Nhân dân trong XDNTM, Nhân dân thôn Dân Tài đã tự nguyện đóng góp ngày công, kinh phí để xây dựng một số công trình cơ sở hạ tầng, như: Nâng cấp nhà văn hóa 400 triệu đồng; xây dựng khuôn viên nhà văn hóa, lắp đặt thiết bị thể thao trị giá 150 triệu đồng; lắp đặt công trình điện sáng công cộng 2.300m trị giá 130 triệu đồng. Sau hiến đất mở rộng đường, Nhân dân đồng loạt xây tường rào là những tấm lam và được xã kích cầu, tạo sự đồng bộ, xây dựng cảnh quan nông thôn sáng, xanh, sạch, đẹp. Đến nay, thôn Dân Tài có hơn 2.300m tường rào mẫu, đạt 100%... Về kinh tế, thôn đã duy trì và mở rộng diện tích sản xuất lúa chất lượng cao, xây dựng mô hình cá - lúa, phát triển nghề mộc, sản xuất bông tắm... Nhờ đó, đời sống của Nhân dân được nâng lên, thu nhập bình quân đạt 57 triệu đồng/người/năm, thôn không còn hộ nghèo, cận nghèo.

Với những nỗ lực, quyết tâm cao của cấp ủy, ban công tác mặt trận thôn, con em xa quê và các tầng lớp Nhân dân, sau gần 2 năm thực hiện, đến tháng 7/2023, thôn Dân Tài vinh dự đón nhận danh hiệu thôn NTM kiểu mẫu. Việc minh bạch thu - chi và công khai cho dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra; luôn gần gũi, tôn trọng, lắng nghe ý kiến chính đáng của Nhân dân... đã giúp anh và cấp ủy, ban công tác mặt trận thôn có được sự tin tưởng và ủng hộ lớn của người dân nên việc triển khai thực hiện nhiệm vụ tương đối suôn sẻ, đạt hiệu quả.

Xây dựng thôn NTM kiểu mẫu, diện mạo thôn Dân Tài có nhiều chuyển biến tích cực, khang trang hơn. Nhiều công trình phục vụ thiết thực đời sống của người dân được xây mới, chỉnh trang, như: cải tạo nâng cấp hồ và giếng làng, khuôn viên trước nhà văn hóa thôn; tu sửa bồn hoa cây cảnh, đường điện chiếu sáng công cộng... Cấp ủy thôn Dân Tài đã vận động nhân dân và con em xa quê đóng góp xây dựng cổng làng với tầm vóc một giá trị văn hóa làng Việt

Anh Vương từng tham gia nghĩa vụ quân sự, nên ý thức phải học Bác là tấm gương sáng, nhắc nhở mình phải tự phấn đấu, trau dồi, rèn luyện phẩm chất đạo đức; luôn ghi nhớ lời Bác dạy, phải gần gũi, tôn trọng, hết lòng, hết sức tận tụy phục vụ Nhân dân.

BanBiên tập

THÔNG TIN - TRAO ĐỔI KINH NGHIỆM

BAN ĐẠI DIỆN HĐQT NHCSXH HUYỆN THIỆU HÓA ĐỒNG HÀNH

TRIỂN KHAI TÍN DỤNG CHÍNH SÁCH ĐẾN NGƯỜI DÂN

Năm 2023, Ban đại diện Hội đồng quản trị Ngân hàng Chính sách xã hội huyện Thiệu Hóa đã có nhiều giải pháp đồng bộ, quyết liệt, có hiệu quả, triển khai thực hiện tốt các chương trình tín dụng chính sách đến các đối tượng thụ hưởng, góp phần không nhỏ trong thực hiện mục tiêu giảm nghèo nhanh và bền vững, bảo đảm an sinh xã hội, xây dựng nông thôn mớitrên địa bàn huyện.

Bám sát sự chỉ đạo của Ngân hàng Chính sách xã hội Việt Nam và nhiệm vụ phát triển kinh tế, xã hội của huyện,Ban đại diện HĐQT Ngân hàng CSXH huyện Thiệu Hóa đã tích cực chủ động chỉ đạo các thành viên và Ngân hàng CSXH huyện thực hiện tốt nhiệm vụ chỉ tiêu được giao. Tham mưu cho Huyện ủy, HĐND, UBND huyện chuyển nguồn vốn ủy thác địa phương sang NHCSXH cho vay hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác(đến 31/12/2023, nguồn vốn ủy thác của huyện đạt 6,9 tỷ đồng, tăng 1,6 tỷ đồng so với đầu năm).

Đến 31/12/2023 tổng dư nợ tín dụng tại NHCSXH huyện đạt 576,8 tỷ đồng, tăng 69,5 tỷ đồng so với đầu năm, tốc độ tăng trưởng đạt 13,7% vượt kế hoạch được giao. Trong năm 2023, doanh số cho vay đạt 195,9 tỷ đồng, với 3.319 lượt hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác được vay vốn; trong đó, vốn cho vay phục vụ nhu cầu sản xuất, kinh doanh tạo sinh kế và việc làm đạt 420 tỷ đồng, chiếm 72,8% tổng dư nợ; vốn vay giải quyết một phần nhu cầu thiết yếu trong cuộc sống đạt 156,8 tỷ đồng, chiếm 27,2% tổng dư nợ; Tín dụng chính sách cho vay phục hồi phát triển kinh tế - xã hội theo Nghị quyết 11/NQ-CP của Chính phủ với dư nợ 43,8 tỷ đồng. Đặc biệt trong năm đã triển khai chính sách tín dụng đối với người chấp hành xong án phạt tù theo Quyết định số 22/2023/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ. Từ nguồn vốn tín dụng chính sách đã giúp cho 1.487 lượt gia đình là hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo được vay vốn với tổng 115,3 tỷ đồng để đầu tư nuôi gia súc, gia cầm, nuôi trồng thủy sản, trồng cây ăn quả, phục vụ sản xuất và dịch vụ kinh doanh buôn bán nhỏ để có thu nhập cải thiện cuộc sống; giúp cho 489 lao động có công ăn việc làm tại chỗ với số tiền 39,5 tỷ đồng; giúp cho 03 lao động được vay vốn để đi xuất khẩu lao động có thời hạn tại nước ngoài với số tiền 249 triệu đồng; giúp 129 học sinh, sinh viên được vay vốn, số tiền 4,9 tỷ đồng để hỗ trợ các em theo học tại các trường đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp; đầu tư cho các hộ gia đình xây dựng được 2.396 công trình nước sạch và công trình vệ sinh đạt tiêu chuẩn quốc gia với số tiền 24 tỷ đồng; hỗ trợ cho 25 khách hàng là người có thu nhập thấp vay vốn mua nhà ở xã hội, xây dựng mới nhà để ở với số tiền 11 tỷ đồng; giúp cho 08 lao động là người chấp hành xong án phạt tù có vốn đầu tư sản xuất, kinh doanh với số tiền 800 triệu đồng.

Bên cạnh việc thực hiện tốt công tác giải ngân nguồn vốn tín dụng chính sách, NHCSXH huyện còn phối hợp với chính quyền địa phương thường xuyên củng cố nâng cao chất lượng tín dụng, điểm giao dịch, tổ giao dịch tại xã. Đến 31/12/2023, tổng nợ xấu của NHCSXH huyện là 175,7 triệu đồng, chiếm tỷ lệ 0,03%/tổng dư nợ. (Đơn vị không có nợ khoanh); NHCSXH huyện thường xuyên phối hợp với các tổ chức chính trị - xã hội, các xã, thị trấnthực hiện tốt các chương trình cho vay trực tiếp có ủy thác. Thông qua đó, đã huy động được sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị từ huyện đến cơ sở chuyển tải kịp thời, thuận tiện, an toàn nguồn vốn tín dụng chính sách xã hội đến hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác; góp phần giảm tỷ lệ hộ nghèo của huyện đến cuối năm 2023 còn 0,58%, hộ cận nghèo còn 1,48%

Phát huy những kết quả đạt được, năm 2024, Ban đại diện huyện tiếp tục chỉ đạo NHCSXH, các ban, ngành liên quan tập trung phấn đấu hoàn thành các mục tiêu đề ra: Tham mưu cho Huyện ủy, HĐND, UBND huyện chuyển 02 tỷ đồng vốn ngân sách huyện sang NHCSXH để cho vay hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác ngay trong tháng 1/2024; tăng trưởng dư nợ đạt tỷ lệ 7% trở lên (41 tỷ đồng) so với năm 2023, trong đó: đẩy mạnh công tác tuyên truyền cho vay chương trình Nhà ở xã hội và cho vay học sinh, sinh viên có hoàn cảnh khó khăn, đáp ứng đủ nhu cầu vay vốn cho các đối tượng hộ nghèo, hộ cận nghèo và mới thoát nghèo; tăng cường công tác tuyên truyền huy động vốn, đảm bảo hoàn thành 100% chỉ tiêu kế hoạch cấp trên giao; tiếp tục tăng cường củng cố nâng cao chất lượng tín dụng chính sách, phấn đấu giảm nợ quá hạn, đưa tỷ lệ thấp hơn 0,03%/tổng dư nợ; phối hợp với các tổ chức, cá nhân có liên quan để hướng dẫn, thiết lập, hoàn thiện hồ sơ xử lý nợ bị rủi ro kịp thời (khi có phát sinh); thực hiện tốt công tác kiểm tra, giám sát nhằm ngăn ngừa, phát hiện để chấn chỉnh các tồn tại, sai sót trong hoạt động tín dụng chính sách; thành viên BĐD kiểm tra tại 24 xã, thị trấn theo Quyết định phân công của Trưởng BĐD; NHCSXH thực hiện kiểm tra tối thiểu 12 xã, thị trấn; tổ chức CT-XH các cấp thực hiện công tác kiểm, tra giám sát theo Văn bản liên tịch và Hợp đồng ủy thác đã ký kết với NHCSXH; chấp hành nghiêm túc chế độ hạch toán kế toán, phấn đấu hoàn thành vượt mức các chỉ tiêu kế hoạch tài chính; thực hiện thu đúng, thu đủ các khoản thu; chi đúng các khoản chi theo chế độ, đầy đủ chứng từ, hợp lệ, hợp pháp; triển khai các ứng dụng công nghệ thông tin vào công tác quản lý, đẩy mạnh các dịch vụ thanh toán qua NHCSXH, đặc biệt là dịch vụ Mobile Banking; thực hiện tốt công tác đào tạo, tập huấn cho cán bộ kiêm nhiệm phối hợp trong hoạt động tín dụng chính sách xã hội (Chủ tịch UBND xã, Hội đoàn thể nhận ủy thác cấp huyện, Ban giảm nghèo xã, Hội đoàn thể nhận ủy thác cấp xã, Thôn trưởng, Ban quản lý Tổ TK&VV) theo các hình thức phù hợp và thực hiện xong trước 31/10/2024; đẩy mạnh các phong trào thi đua phấn đấu hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, kịp thời đề nghị biểu dương, khen thưởng các tập thể, cá nhân đạt thành tích nổi bật trong các phong trào thi đua; NHCSXH tăng cường phối hợp với các cơ quan báo, đài, Trung tâm Văn hóa, Thông tin, Thể thao và Du lịch huyện, các tổ chức CT-XH nhận ủy thác để thông tin kịp thời các chính sách tín dụng tại NHCSXH. Tập trung tuyên truyền đến người dân các mô hình giảm nghèo tiêu biểu, các mô hình phát triển kinh tế có hiệu quả; tuyên truyền về trách nhiệm, nghĩa vụ và quyền lợi của khách hàng khi vay vốn NHCSXH.

Có thể thấy, hiệu quả nguồn vốn tín dụng chính sách xã hộitrong những năm quakhông chỉ góp phần giảm nghèo bền vững, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho người dân, mà còn góp phần thay đổi diện mạo nông thôn trên địa bàn huyệnThiệu Hóa. Đây là tiền đề quan trọng để góp phầnthực hiện hiệu quả nhiệm vụ phát triển kinh tế, xã hội của huyện.

Lê Minh Đức

Giám đốc NHCSXH huyện

LỊCH SỬ - VĂN HÓA - NGHỆ THUẬT

THIỆU HÓA BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊCÁC DI TÍCH LỊCH SỬ, CÁCH MẠNG

Là một trong những cái nôi của phong trào cách mạng của tỉnh Thanh Hóa, huyện Thiệu Hóa hiện đang sở hữu một hệ thống các di tích lịch sử, cách mạng rất giàu giá trị, phản ánh sâu sắc cội nguồn dân tộc và truyền thống dựng nước, giữ nước của ông cha ta. Bởi vậy, công tác bảo tồn, phát huy giá trị các di tích luôn được huyện Thiệu Hóa quan tâm và xác định là có vai trò quan trọng đối với việc phát triển kinh tế - xã hội, xây dựng nền văn hóa tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc, nhất là góp phần giáo dục truyền thống yêu nước cho thế hệ trẻ và thực hiện đạo lý “uống nước nhớ nguồn” của dân tộc Việt Nam. Thiệu Tiến quê hương giàu truyền thống cách mạng - vùng đất đã và đang “thay da đổi thịt” từng ngày, Khu di tích lịch sử cách mạng Nhà thờ họ Vương, ông Vương Xuân Hạt, hậu duệ thứ 32 dòng họ Vương, mỗi khi có đoàn đến dâng hương và tìm hiểu về lịch sử tại di tích, ông thường hướng dẫn và kể lại: cách đây 94 năm, ngày 10-7-1930, Chi bộ Đảng Cộng sản đầu tiên của huyện Thiệu Hóa được thành lập tại thôn Phúc Lộc, xã Thiệu Tiến do đồng chí Vương Xuân Cát làm Bí thư chi bộ. Đây cũng chính là 1 trong 3 Chi bộ Đảng Cộng sản đầu tiên của Đảng bộ tỉnh Thanh Hóa. Từ mốc son này, Nhân dân Thiệu Hóa được tập hợp, đoàn kết, đấu tranh dưới ngọn cờ vẻ vang của Đảng, đi từ thắng lợi này đến thắng lợi khác, góp phần quan trọng vào sự phát triển phong trào cách mạng toàn tỉnh.

Năm 2013, Khu di tích lịch sử cách mạng Nhà thờ họ Vương đã được đầu tư tôn tạo, sửa chữa nhiều hạng mục như: nhà tiền tế, hậu cung, nhà truyền thống, ngôi nhà cổ... nhằm lưu giữ, bảo tồn và phát huy giá trị của di tích, trở thành nơi giáo dục truyền thống cách mạng cho thế hệ trẻ trong và ngoài tỉnh. Nhiều năm qua, để lưu giữ truyền thống cách mạng của dòng họ Vương và nhớ ơn các bậc cách mạng tiền bối, các anh hùng liệt sĩ, ông Hạt đã dành nhiều thời gian để trông coi khu di tích lịch sử này. Đồng thời, ông còn là tuyên truyền viên tích cực về lịch sử, đón hàng nghìn lượt du khách đến tham quan mỗi năm.

Thông qua những dịp được đi thăm các khu di tích lịch sử, cách mạng, học sinh, cán bộ, đảng viên hiểu hơn về lịch sử quê hương, sự kiên cường, anh dũng đấu tranh chống quân xâm lược của ông cha. Từ đó, tự nhủ sẽ cố gắng học tập, công tác để đóng góp thiết thực cho quê hương, đất nước.

Không chỉ quan tâm đến công tác trùng tu, tôn tạo phục vụ du lịch, những di tích lịch sử, cách mạng trên địa bàn huyện Thiệu Hóa đã trở thành "địa chỉ đỏ” giáo dục truyền thống yêu nước cho cán bộ, người dân, nhất là thế hệ trẻ. Tại Khu di tích lịch sử cách mạng Trụ sở làm việc Tỉnh ủy Thanh Hóa thời kỳ 1967-1973 tại xã Thiệu Viên, sau khi khánh thành vào tháng 2-2023, hoạt động tham quan, tìm hiểu lịch sử đã thu hút được các trường học trên địa bàn huyện Thiệu Hóa tham gia. Sau mỗi buổi tham quan, dưới sự hướng dẫn của cán bộ văn hóa xã Thiệu Viên, học sinh sẽ viết bài thu hoạch về khu di tích, từ đó nâng cao nhận thức, lý tưởng cách mạng, lòng yêu nước, tự hào dân tộc, đạo đức, lối sống, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện cho học sinh.

Đây được xem một hình thức giáo dục hiệu quả, gắn lý thuyết với thực tiễn, để học sinh chủ động tìm hiểu lịch sử, văn hóa của địa phương. Bên cạnh đó, các đoàn thể, trường học tổ chức cho đoàn viên, thanh niên, học sinh, sinh viên tham gia chỉnh trang, trồng hoa, cây xanh tại các điểm di tích, dâng hương tưởng nhớ công ơn của các anh hùng liệt sĩ... Thông qua các hoạt động cụ thể đã giúp cho thế hệ trẻ phát huy truyền thống yêu nước, xác định mục tiêu, lý tưởng cách mạng, đạo đức trong sáng và ý thức được trách nhiệm của bản thân để phấn đấu trong học tập và rèn luyện, trưởng thành. Được biết, năm học 2022-2023 các trường trên địa bàn huyện đã tổ chức cho 6.468 học sinh tại 40 đơn vị trường học đến tham quan khu di tích.

Nhận thức được tầm quan trọng của các di tích lịch sử - văn hóa trong công tác giáo dục truyền thống đấu tranh cách mạng, khơi dậy lòng yêu nước, tự hào về dân tộc cho các thế hệ, những năm qua, huyện Thiệu Hóa đã chủ động xây dựng kế hoạch bảo tồn, phát huy giá trị các di tích lịch sử - văn hóa gắn với triển khai đề án phát triển du lịch huyện. Đồng thời, từ nguồn vốn của tỉnh, huyện, nguồn kinh phí địa phương và xã hội hóa, huyện đã tiến hành trùng tu, tôn tạo nhiều di tích như: Khu di tích lịch sử quốc gia đền thờ nhà sử học Lê Văn Hưu; Di tích quốc gia đền thờ Trà Đông, xã Thiệu Trung; Di tích lịch sử cách mạng nhà đồng chí Lê Huy Toán, xã Thiệu Toán; Khu di tích lịch sử cách mạng Trụ sở làm việc Tỉnh ủy Thanh Hóa giai đoạn 1967-1973, xã Thiệu Viên... Nhờ đó nhiều di tích lịch sử, cách mạng bị xuống cấp đã được quan tâm tu bổ, tôn tạo, phục dựng, góp phần thực hiện thắng lợi các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của huyện.

Bảo tồn và phát huy giá trị các di tích lịch sử cách mạng có vai trò quan trọng, góp phần vào sự phát triển kinh tế - xã hội huyện Thiệu Hóa. Vì vậy, Ban Tuyên giáo Huyện ủy luôn chỉ đạo làm tốt công tác tuyên truyền, giáo dục truyền thống lịch sử văn hóa, cách mạng; quảng bá, giới thiệu về di tích để thu hút đông đảo Nhân dân và du khách tới tham quan. Đồng thời, quan tâm tổ chức các lớp tập huấn về công tác bảo tồn di tích cho cán bộ, những người làm công tác văn hóa; tăng cường công tác chỉ đạo, quản lý việc trùng tu, tôn tạo di tích trên địa bàn. Chú trọng tổ chức các hoạt động, chương trình về nguồn, dâng hương, báo công, tham quan tại các khu di tích lịch sử, tạo thành phong trào sâu rộng, thường xuyên đối với các tổ chức, cơ quan, đơn vị, địa phương và Nhân dân... Từ đó, thấm sâu và lan tỏa truyền thống yêu nước, cách mạng của vùng đất bên dòng sông Chu, tạo ra nguồn lực tinh thần quan trọng để Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân huyện Thiệu Hóa đoàn kết, xây dựng quê hương ngày càng giàu đẹp, văn minh.

BanBiên tập

MỪNG XUÂN ĐẤT NƯỚC

Cờ hoa rực rỡ muôn nơi

Mừng xuân đất nước biển trời bao la

Từ rừng núi đến đảo xa

Nông thôn đô thị bài ca tưng bừng

Chúc mừng Đảng hợp lòng dân

Làm nên sự nghiệp anh hùng vẻ vang

Hy sinh gian khổ nguy nan

Diệt thù gìn giữ giang san nước nhà

Chúc mừng nước Việt Nam ta

Con Hồng cháu Lạc một nhà vui tươi

Vươn lên làm chủ cuộc đời

Văn minh đổi mới tình ngưòi dài lâu

Chúc mừng nước mạnh, dân giàu

An khang thịnh vượng trước sau vẹn toàn

Cùng nhau tiến bưởc vươn lên

Non sôngTổ quốc vững bền muôn xuân

Chúc mừng sức mạnh toàn quân

Chiến công rực rỡ tinh thần sáng trong

Xứng tên quân đội anh hùng

Lời thề danh dựtacùngkhắc sâu

Chúc mừng bốn biển năm châu

Giao lưu hội nhập đẹp câu nghĩa tình

Thi đua gìn giữ hòa bình

Kếtđoàn quốc tế quang vinh rạngngời.

Ngọ Ngọc Thơ

Tiểu khu 5, thị trấn Thiệu Hóa

Description: https://thieuhoa.thanhhoa.gov.vn/portal/Photos/2024-03-04/1069d60f70df80fdBTNB%20T2s.jpg

Ban biên tập

BẢN TIN NỘI BỘ THÁNG 2 NĂM 2024

Đăng lúc: 18/03/2024 (GMT+7)
100%

Description: https://thieuhoa.thanhhoa.gov.vn/portal/Photos/2024-03-04/12b0afd2c64367edBTNB%20T2t.jpg

HƯỚNG DẪN - CHỈ ĐẠO

TÌNH HÌNH TẾT GIÁP THÌN NĂM 2024

1. Công tác lãnh đạo, chỉ đạo

Thực hiện Chỉ thị số 19-CT/TU ngày 01/12/2023 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về việc tổ chức đón Tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024; Chỉ thị số 19/CT-UBND ngày 20/12/2023 của Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa về tổ chức đón Tết Nguyên đán Giáp Thìn năm 2024; Ban Thường vụ Huyện ủy ban hành Chỉ thị số 20-CT/HU ngày 07/12/2023 về việc tổ chức Tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024, Nghị quyết số 21-NQ/HU ngày 22/12/2023 về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng trong công tác đảm bảo an ninh, trật tự Tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024, để lãnh đạo chỉ đạo các cấp, các ngành, các địa phương tổ chức các hoạt động cho Nhân dân đón Tết với tinh thần vui tươi, lành mạnh, an toàn, tiết kiệm, nghĩa tình.

Huyện ủy, HĐND, UBND huyện đã phối hợp chặt chẽ với Văn phòng Tỉnh ủy, Văn phòng HĐND tỉnh, các cơ quan, đoàn thể cấp tỉnh tổ chức tốt các chuyến thăm, kiểm tra tình hình sản xuất, đời sống Nhân dân và tặng quà các đối tượng chính sách, người nghèo, công nhân, người lao động gặp khó khăn các đoàn công tác của đồng chí Phạm Thị Thanh Thủy- UVBTV, Trưởng Ban Dân vận Tỉnh ủy, Chủ tịch MTTQ tỉnh; đồng chí Cao Thị Xuân, Phó Chủ tịch Hội đồng Dân tộc của Quốc hội; đồng chí Ngọ Duy Hiểu, Phó tổng Liên đoàn lao động Việt Nam và các đồng chí lãnh đạo các sở, ban, ngành cấp tỉnh nhân dịp Tết cổ truyền.

Chỉ đạo các ngành, các các xã, thị trấn triển khai kế hoạch sản xuất vụ Chiêm Xuân, cung cấp đủ nước giữ cho lúa mới cấy, đảm bảo cấy hết diện tích. Chỉ đạo quyết liệt thực hiện các biện pháp đảm bảo an ninh trật tự, an toàn giao thông; phòng, chống tội phạm, tệ nạn xã hội; ngăn chặn các hoạt động sản xuất, buôn bán, vận chuyển, tàng trữ, đốt pháo nổ trái phép. Tăng cường quản lý Nhà nước đối với công tác quản lý thị trường, thực hiện các biện pháp bảo đảm cân đối cung - cầu hàng hóa; công tác chăm sóc sức khỏe Nhân dân, VSATTP, vệ sinh môi trường. Chỉ đạo các đơn vị Điện lực, Viễn thông đảm bảo không xảy ra sự cố, phục vụ Nhân dân và doanh nghiệp trong kỳ nghỉ Tết.

Chỉ đạo các cơ quan, đơn vị triển khai kế hoạch tổ chức cho Nhân dân vui Xuân đón Tết gắn với kỷ niệm 94 năm Ngày thành lập Đảng cộng sản Việt Nam, kỷ niệm 77 năm Ngày Bác Hồ lần đầu tiên về thăm Thanh Hóa. Chỉ đạo các xã, thị trấn tổ chức các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể thao vui Xuân, đón Tết, đẩy mạnh phong trào toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa; tiếp tục quan tâm khôi phục các hoạt động lễ hội truyền thống, trò diễn dân gian, đáp ứng yêu cầu hưởng thụ văn hóa tinh thần của Nhân dân, bảo đảm thiết thực, tạo không khí vui tươi, phấn khởi; tăng cường quản lý, kiểm tra và xử lý kịp thời các vi phạm trong các hoạt động văn hóa, lễ hội tại các địa phương.

Chỉ đạo tổ chức thực hiện đây đủ, kịp thời các chế độ, chính sách an sinh xã hội, chăm lo đời sống vật chất và tinh thần cho Nhân dân, bảo đảm mọi người mọi nhà đều được vui Xuân, đón Tết. Các đồng chí Thường trực Huyện ủy, Ủy viên Ban Thường vụ Huyện ủy, các đồng chí lãnh đạo huyện và các xã thị trấn đã trực tiếp đi kiểm tra tình hình sản xuất, đời sống Nhân dân, công nhân lao động tại các xã, thị trấn, doanh nghiệp; tổ chức thăm, tặng quà các gia đình chính sách, hộ nghèo, người dân có hoàn cảnh khó khăn, người yếu thế trong xã hội, các đơn vị làm nhiệm vụ trực Tết. Thăm chúc Tết huyện Mường Lát và Đồn Biên phòng Pù Nhi, các cơ sở, chức sắc tôn giáo; tổ chức gặp mặt các đồng chí nguyên lãnh đạo huyện qua các thời kỳ và các đồng chí lãnh đạo quê hương Thiệu Hóa; dâng hoa, dâng hương Khu Di tích lịch sử Hang Co Phường và tặng quà tại xã Phú Lệ, huyện Quan Hóa; Nghĩa trang liệt sỹ, Nhà bia liệt sỹ huyện và Khu di tích lịch sử cách mạng Trụ sở làm việc của Tỉnh ủy Thanh Hóa tại xã Thiệu Viên nhân dịp Tết cổ truyền.

2. Tình hình sản xuất; công tác kiểm tra, kiểm soát, bình ổn thị trường, bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm; cung cấp điện năng, bưu chính, viễn thông và công tác chăm sóc sức khỏe Nhân dân

Toàn huyện đã thu hoạch vụ Đông đạt 100% diện tích; gieo cấy vụ Chiêm Xuân được 7.900ha, đạt 100% diện tích. Tổng đàn trâu 852 con, đàn bò 5.091 con, đàn lợn 15.419 con, đàn gia cầm 860 nghìn con; duy trì 14 trang trại chăn nuôi; nuôi trồng thủy sản tiếp tục được duy trì ổn định. Thực hiện Kế hoạch “Tết trồng cây đời đời nhớ ơn Bác Hồ” dịp Xuân Giáp Thìn 2024, toàn huyện ra quân vào sáng 15/02/2024 (tức ngày mùng 6 tết Giáp Thìn), mục tiêu toàn huyện trồng được trên 98.000 cây các loại (các cơ quan, đơn vị, trường học trồng ít nhất 02 cây/người; các xã, thị trấn trồng ít nhất 02 cây/hộ; mỗi xã, thị trấn chọn 01 điểm ra quân trồng cây); các đồng chí Lãnh đạo huyện sẽ dự tại 03 đơn vị là thị trấn Thiệu Hóa, Thiệu Phúc và Thiệu Quang.

Tình hình hàng hóa phục vụ dịp Tết phong phú về chủng loại, chất lượng đảm bảo, đáp ứng đầy đủ nhu cầu sắm Tết của Nhân dân, giá cả thị trường ổn định; một số mặt hàng thực phẩm tươi sống, thực phẩm chế biến tăng nhẹ so với ngày thường (siêu thị The City Thiệu Hóa và một số cơ sở kinh doanh mở cửa trở lại từ ngày mùng 2 Tết), nhìn chung sức mua của Nhân dân giảm hơn so với dịp Tết Quý Mão năm 2023. Công tác quản lý thị trường được tăng cường, dịp trước trong và sau Tết; UBND huyện, Ban Chỉ đạo 389 của huyện, các lực lượng chức năng đã xử lý 14 vụ vi phạm về hàng giả, VSATTP, xử phạt và tiêu hủy trị giá 58 triệu đồng, không có hiện tượng đầu cơ, tăng giá bất hợp lý nhằm trục lợi.

Hoạt động vận tải xe khách không có hiện tượng ép giá, tăng giá vé, thuận lợi nhu cầu đi lại của Nhân dân dịp trước và sau Tết; tình hình cung cấp điện trên địa bàn huyện tương đối ổn định, một số địa phương có xảy ra mất điện cục bộ do quá tải, tuy nhiên đã được khắc phục kịp thời trước giờ giao thừa; dịch vụ bưu chính, viễn thông đảm bảo tốt nhu cầu chuyển phát thư tín, hàng hóa, mạng lưới viễn thông, internet bảo đảm thông tin thông suốt, an toàn.

Các cơ sở y tế bố trí thường trực cấp cứu 24/24 giờ; bố trí đầy đủ nhân lực, thuốc chữa bệnh, bảo đảm cấp cứu kịp thời bệnh nhân; từ ngày 07/02 đến 14/02/2024 (tức từ 28 đến mùng 5 Tết) Bệnh viện Đa khoa huyện nhập viện, khám và điều trị 320 trường hợp (hiện tại đang điều trị nội trú 53 trường hợp). Công tác đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm được tăng cường, không xảy ra ngộ độc thực phẩm tập thể.

3. Công tác bảo đảm an sinh xã hội, chăm lo Tết cho Nhân dân

Tập trung chỉ đạo MTTQ các cấp nắm bắt đời sống Nhân dân, của công nhân người lao động làm việc tại các công ty, doanh nghiệp trên địa bàn, không để xảy ra tình trạng thiếu đói để mọi người, mọi nhà đều có Tết.

Trong dịp Tết toàn huyện đã trao 24.491 suất quà, ướctrị giá 11,003 tỷđồng,tất cả các hộ nghèo, cận nghèo, hộ khó khăn được tặng từ 02 suất quà trở lên (cao hơn dịp Tết Quý Mão 2023 là 2.964 suất quà và 1,255 tỷ đồng), trong đó:Quà của Chủ tịch nước, hỗ trợ của Trung ương5.484 suất, trị giá 1,677 tỷ đồng;quà từ nguồn ngân sách tỉnh5.493 suất, trị giá 1,654 tỷ đồng;quà từ nguồn ngân sách huyệnbố trí 231 suất, trị giá 179,1 triệu đồng;quà chúc thọ người cao tuổi từ các nguồn ngân sách3.414 suất, trị giá 1,353 tỷ đồng.MTTQ, các tổ chức đoàn thể vận động các doanh nghiệp, các ngân hàng, các nhà hảo tâmthăm hỏi tặng quà gia đình chính sách, hộ nghèo, hộ cận nghèo 6.468 suất, trị giá 3,423 tỷ đồng (các xã, thị trấn vận động được 3.152 suất, trị giá 1,576 tỷ đồng); hỗ trợ xây Nhà Đại đoàn kết 21 nhà, trị giá 650 triệu đồng;Sở LĐTBXH tỉnh Thanh Hóatặng 38 xuất với trị giá 30,4 triệu đồng cho trẻ em thuộc hộ thủy cơ của huyện;Quỹ Bảo trợ trẻ em của huyệntặng 30 suất với số tiền 15 triệu đồng cho trẻ em khó khăn;Hội Chữ thập đỏ huyện,tỉnhtặng 457 suất quà, trị giá 310,9 triệu đồng.Các xã, thị trấntổ chức tặng quà thương bệnh binh, gia đình liệt sỹ và người có công với cách mạng nhân dịp Tết 2.855 suất, trị giá 1,702 tỷ đồng. Qua rà soát tổng số hộ nghèo toàn huyện còn 264 hộ, tỷ lệ 0,58%; hộ cận nghèo 670 hộ, tỷ lệ 1,48%.

Tiền lương, tiền thưởng tết cho công nhân tại các công ty trên địa bàn được các doanh nghiệp thực hiện đảm bảo, đúng quy định, bình quân 6 triệu đồng/lao động; tiền lương cao nhất 25 triệu đồng/lao động, thấp nhất 3,5 triệu đồng/lao động; một số công ty may có đông công nhân đã ký đơn hàng đến tháng 4 năm 2024, thời gian nghỉ tết từ 06/2/2024 đến ngày 13/02/2024, trong thời gian nghỉ tết các doanh nghiệp không tổ chức sản xuất, tăng ca. Hệ thống máy ATM hoạt động thông suốt, bảo đảm đủ lượng tiền mặt, đáp ứng nhu cầu thanh toán trả lương và rút tiền qua tài khoản của cán bộ, công chức, viên chức, công nhân, người lao động trong dịp Tết.

4. Về tổ chức các hoạt động cho Nhân dân vui Xuân, đón Tết

Lãnh đạo, chỉ đạo các cấp ủy đảng, chính quyền, các ngành trong huyện tập trung công tác tuyên truyền, xây dựng phương án, kế hoạch tổ chức cho Nhân dân vui Tết, đón Xuân gắn với đẩy mạnh các phong trào thi đua lao động sản xuất lập thành tích chào mừng kỷ niệm 94 năm Ngày thành lập Đảng (03/02/1930 - 03/02/2024). Toàn huyện đã treo được 983 băng rôn qua đường, treo 983 băng rôn qua đường, 680 tấm pa nô, 195 câu khẩu hiệu tường, 87 cụm tin cổ động, đồng loạt treo 39.921 lá cờ Tổ quốc trong Nhân dân và 350 lá hồng kỳ tại trung tâm huyện để mừng Đảng, mừng xuân Giáp Thìn; các hoạt động chăm lo cho Nhân dân được quan tâm, chương trình “Bánh chưng xanh - Tết an lành” cho 28 hộ gia đình đồng bào sinh sống trên sông được cấp đất, hỗ trợ làm nhà tại xã Thiệu Vũ được tổ chức vui tươi, ấm áp, nghĩa tình… Trung tâm Văn hóa, Thông tin, Thể thao và Du lịch huyện tăng cường phân công cán bộ, phóng viên bám cơ sở, viết các tin bài tuyên truyền các nhiệm vụ chính trị của huyện, thông tin không khí vui Xuân đón Tết, tình hình an ninh trật tự trên địa bàn.

Các hoạt động vui chơi giải trí, thi đấu thể thao diễn ra sôi động, các địa phương quan tâm khôi phục các lễ hội, trò diễn dân gian truyền thống; toàn huyện tổ chức được 31 giải thể thao mừng Đảng, mừng Xuân như: bóng đá, bóng chuyền, cầu lông…; 22 xã tổ chức hội diễn văn nghệ; toàn huyện có 09 xã/ 19 lễ hội truyền thống được đăng ký. Công tác chỉnh trang, vệ sinh môi trường được quan tâm thực hiện, tạo cảnh quan sạch đẹp, phục vụ Nhân dân vui xuân đón Tết.

5. Tình hình an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội, công tác trực Tết ở các cơ quan đơn vị

Tình hình an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn huyện được bảo đảm; các lực lượng vũ trang duy trì nghiêm chế độ trực chỉ huy, trực sẵn sàng chiến đấu; chủ động phòng ngừa, phát hiện sớm, kịp thời ngăn chặn, xử lý các tình huống phức tạp; tổ chức đợt cao điểm tấn công, trấn áp tội phạm, trọng tâm là tội phạm có tổ chức, tội phạm, vi phạm pháp luật, nhất là tội phạm gây thương tích, cờ bạc, số đề, “tín dụng đen”...

Công an huyện đã huy động 100% cán bộ chiến sỹ với 08 tổ công tác tiến hành tuần tra khép kín địa bàn các xã, thị trấn; thành lập 04 tổ kiểm tra giám sát do các đồng chí Lãnh đạo công an huyện làm tổ trưởng tiến hành kiểm tra tại 24/24 xã, thị trấn; 100% lực lượng công an các xã, thị trấn cùng với các lực lượng chức năng đã bố trí lực lượng cắm chốt tại các địa bàn dân cư thôn, xóm phòng chống đốt pháo trái phép (pháo không phải của Bộ Quốc phòng sản xuất). Trong đêm giao thừa, trên địa bàn huyện không xảy ra tình trạng đốt pháo trái phép. Tình hình an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn huyện trong dịp Tết được đảm bảo ổn định.

* Đánh giá chung:Tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024 trên địa bàn huyện diễn ra vui tươi, lành mạnh, an toàn, tiết kiệm và nghĩa tình. Các hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ duy trì ổn định; nguồn cung hàng hóa dồi dào, chủng loại đa dạng, giá cả ổn định, đáp ứng nhu cầu mua sắm của Nhân dân. Hoạt động vui Xuân, đón Tết được tổ chức sôi nổi, đáp ứng nhu cầu hưởng thụ văn hóa tinh thần của Nhân dân. Tình hình an ninh chính trị được giữ vững, trật tự an toàn xã hội được bảo đảm,trên địa bàn huyện không xảy ra các vụ việc gây rối trật tự công cộng, vụ án nổi cộm, phức tạp, không xảy tai nạn giao thông nghiêm trọng, có thể nóilà năm bình yên nhất trong nhiều năm trở lại đây. An sinh xã hội được chăm lo, nhất là đối với các gia đình chính sách, hộ nghèo, người có hoàn cảnh khó khăn; mọi nhà, mọi người đều được đón Xuân, vui Tết. Tình hình tư tưởng trong cán bộ, đảng viên và Nhân dân ổn định, phấn khởi, tin tưởng vào sự phát triển của quê hương, đất nước.

Ban Biên tập

TIN TỨC - SỰ KIỆN NỔI BẬT

ĐẢNG BỘ HUYỆN THIỆU HÓA ƯỚC VỌNG MÙA XUÂN

Cứ mỗi độ tết đến xuân về, huyện Thiệu Hóa lại trở nên tươi thắm, rực rỡ hơn với những sắc màu của cờ hoa. Hương xuân, sắc xuân đang lan tỏa trên khắp nẻo đường, ngõ xóm. Trong không khí mùa Xuân Giáp Thìn 2024, Đảng bộ và Nhân dân huyện Thiệu Hóa cũng mang bao khát vọng và niềm tin sâu sắc vào tương lai tươi sáng, đời sống nhân dân hạnh phúc hơn, quê hương giàu đẹp, hiện đại và văn minh hơn.

Kế thừa và phát huy những kết quả đạt được trong những năm qua, huyện Thiệu Hóa đã và đang thực hiện đồng bộ các giải pháp nhằm hiện thực hóa mục tiêu phấn đấu đến năm 2025 trở thành huyện Nông thôn mới nâng cao, trở thành một trong những huyện dẫn đầu của tỉnh vào năm 2030và trở thành thị xã trong tương lai.

Nhìn lại bức tranh toàn cảnh của năm 2023, trong bối cảnh kinh tế có nhiều khó khăn, thách thức, song Đảng bộ, Chính quyền, Mặt trận Tổ quốc và các ngành, đoàn thể trong huyện đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức triển khai có hiệu quả các nhiệm vụ, giải pháp đã đề ra; cùng với sự chủ động, nỗ lực của cộng đồng doanh nghiệp và các tầng lớp Nhân dân nên tình hình kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh, công tác xây dựng Đảng và hệ thống chính trị đã đạt được kết quả khá toàn diện, 27/27 chỉ tiêu đạt và vượt theo kế hoạch của tỉnh.

Kinh tế tăng trưởng khá. Tốc độ tăng giá trị sản xuất ước đạt 4,92%, đứng thứ 8 toàn tỉnh. Giá trị sản xuất nông nghiệp ước đạt 1.414 tỷ đồng. Liên kết sản xuất tiếp tục được mở rộng, diện tích liên kết sản xuất lúa đạt 1.358ha; có thêm 151ha đất nông nghiệp được tích tụ, tập trung để sản xuất theo quy mô lớn, ứng dụng công nghệ cao. Cấp 10 mã số vùng trồng nội địa, với diện tích 75ha cho các tổ chức, cá nhân. Huyện tiếp tục nâng cao hiệu quả mô hình sản xuất rau an toàn tập trung quy mô 42ha và 10,3ha nhà màng và nhà lưới tại thị trấn Thiệu Hóa, thị trấn Hậu Hiền, xã Thiệu Thành.... Giá trị sản xuất trên một ha đất trồng trọt và thủy sản đạt 150 triệu đồng. Có thêm 15 sản phẩm được xếp hạng sản phẩm OCOP 3 sao, nâng tổng số sản phẩm OCOP toàn huyện lên 28 sản phẩm; đã xúc tiến tổ chức ký kết hợp tác đưa 09 sản phẩm OCOP, sản phẩm lợi thế của huyện vào giới thiệu, quảng bá và tiêu thụ tại hệ thống siêu thị The City, tạo chuỗi liên kết bền vững, mở rộng thị trường và nâng cao giá trị sản phẩm.

Sản xuất công nghiệp duy trì tốc độ tăng trưởng khá. Giá trị sản xuất công nghiệp và xây dựng ước đạt 4.509 tỷ đồng. Hoạt động thương mại, dịch vụ duy trì ổn định. Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ ước đạt 6.505 tỷ đồng; giá trị xuất khẩu ước đạt 58,042 triệu USD. Thành lập mới 95 doanh nghiệp.

Nét nổi bật trong phát triển kinh tế của Thiệu Hóa trong năm 2023 là tổng vốn đầu tư phát triển trên địa bàn ước đạt 4.768 tỷ đồng, vượt 19,2% so với KH, tăng 8,6% so với CK.Công tác giải phóng mặt bằng; các dự án dự án trọng điểm được tập trung xây dựng đảm bảo tiến độ, một số dự án lớn có sức lan dự kiến đi vào hoạt động trong năm 2024, tạo điều kiện cho kết nối phát triển các vùng kinh tế - xã hội trong huyện.

Công tác quy hoạch các đô thị đã được tập trung thực hiện. Huyện đã tổ chức công bố nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về sáp nhập xã Thiệu Phú vào thị trấn Thiệu Hóa và thành lập thị trấn Hậu Hiền thuộc huyện Thiệu Hóa.

Song song với phát triển kinh tế, lĩnh vực văn hóa - xã hội tiếp tục có chuyển biến tích cực. Huyện đã tổ chức thành công các hoạt động văn hóa, thể thao có tầm ảnh hưởng lớn, được tỉnh đánh giá cao. Giáo dục và đào tạo tiếp tục nâng cao chất lượng, xếp trong nhóm dẫn đầu của tỉnh. Các chế độ chính sách an sinh xã hội được thực hiện đầy đủ, kịp thời; đã tổ chức thành công Lễ hoàn thành Kế hoạch cấp đất, hỗ trợ kinh phí và làm nhà ở cho 28 hộ dân là đồng bào công giáo sinh sống trên sông.

Cảm xúc về bức tranh nông thôn Thiệu Hóa đổi thay rõ rệt trong những năm gần đây đủ để nhiều người dù đi xa, về gần đều có chung nhận xét: Sáng hơn, xanh hơn sạch, đẹp hơn và ngày càng hiện đại, “tiệm cận” gần hơn với các tiêu chí của đô thị. Diện mạo làng quê Thiệu Hóa “thay áo mới” cũng xuất phát từ việc thực hiện hiệu quả chương trình XDNTM nâng cao, kiểu mẫu.

Các xã, thị trấn đã tuyên truyền, vận động Nhân dân hiến đất mở rộng đường giao thông nông thôn. Toàn huyện đã vận động nhân dân hiến trên 24.200 m2đất, đóng góp 50,155 tỷ đồng, gần 20.000 ngày công, đổ bê tông, thảm nhựa Asphalt gần 60.000m đường giao thông, xây dựng và chỉnh trang trên 133.000m tường rào mẫu, lắp đặt 36.904 m đường điện chiếu sáng nông thôn.

Trong năm, đã có thêm xã Thiệu Nguyên được công nhận xã đạt chuẩn NTM kiểu mẫu , 04 xã đạt chuẩn NTM nâng cao và 32 thôn NTM kiểu mẫu, 04 thôn thông minh.Đến nay, toàn huyện có 02 xã NTM kiểu mẫu là Thiệu Nguyên và Thiệu Trung, 07 xã NTM nâng cao,40 thôn NTM kiểu mẫu, 05 thôn thông minh. Hiện đang hoàn thiện hồ sơ trình thẩm tra, thẩm định 04 xã NTM nâng cao.

Quốc phòng - An ninh được củng cố và tăng cường; an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội được giữ vững. Công tác xây dựng Đảng tiếp tục được tăng cường; hoạt động của chín quyền, MTTQ và các tổ chức chính trị - xã hội có nhiều chuyển biến tích cực về hiệu quả hoạt động.

Phấn khởi trước những thành tựu về chính trị, kinh tế, xã hội huyện nhà đạt được trong năm qua, người dân trên quê hương vui mừng, tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng và cấp uỷ chính quyền.

Năm 2024 là năm có ý nghĩa then chốt, quyết định đến việc hoàn thành các mục tiêu, nhiệm vụ Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ XX, nhiệm kỳ 2020 - 2025. Tiếp nối đà tăng trưởng và những kết quả đã đạt được từ đầu nhiệm kỳ của huyện; một số dự án trọng điểm về kết cấu hạ tầng, sản xuất kinh doanh trên địa bàn huyện sẽ hoàn thành, đưa vào sử dụng và đi vào hoạt động sẽ thúc đẩy cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, thu hút đầu tư, huy động và sử dụng hiệu quả các nguồn lực cho phát triển kinh tế - xã hội, tạo việc làm, nâng cao đời sống Nhân dân.

Truyền thống, sức mạnh của tinh thần đoàn kết, đồng thuận của cả hệ thống chính trị và các tầng lớp Nhân dân là bài học xuyên suốt quyết định sự thành công. Phát huy nền tảng đã đạt được, cán bộ, đảng viên và Nhân dân trong huyện đang nỗ lực từng ngày để góp phần để quê hương Thiệu Hóa phát triển lên tầm cao mới, sớm đạt được mục tiêu trở thành huyện nông thôn mới nâng cao.

Thanh Mai

BẢO VỆ NỀN TẢNG TƯ TƯỞNGCỦA ĐẢNG,

ĐẤU TRANH PHẢN BÁCCÁC QUAN ĐIỂM SAI TRÁI THÙ ĐỊCH

ĐỪNG ĐỂ LÒNG YÊU NƯỚC BỊ LỢI DỤNG

Thời gian qua, vấn đề bảo vệ chủ quyền biển, đảo của Tổ quốc, lợi dụng lòng yêu nước nhưng nhận thức còn mơ hồ của một bộ phận người dân, một số đối tượng xấu đã lên mạng xã hội kêu gọi, lôi kéo, kích động người dân xuống đường, biểu tình. Chưa dừng lại ở đó, những phần tử cơ hội chính trị, bất đồng chính kiến còn đưa ra cái gọi là “thông điệp mạnh mẽ của người dân lên án thái độ phản ứng nhu nhược của Đảng, Nhà nước trước hành động ngang ngược vi phạm chủ quyền Việt Nam của Bắc Kinh”. Trước hết phải khẳng định rằng, việc Trung Quốc mới đây đưa tàu thuyền vào bãi Tư Chính thuộc chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán của Việt Nam là trái với luật pháp quốc tế.

Trước những vấn đề hệ trọng của đất nước, việc người dân bày tỏ quan điểm, thể hiện lòng yêu nước là rất đáng trân trọng. Chỉ đáng tiếc, trong khi đa số người dân đã thể hiện thái độ bình tĩnh, đúng mực, vẫn còn một số người do thiếu thông tin hoặc bị xúi giục, lôi kéo, kích động nên đã bị cuốn theo “tâm lý đám đông” tiêu cực, rồi bày tỏ lòng yêu nước thái quá, không phù hợp với lợi ích quốc gia dân tộc.

Lòng yêu nước của nhân dân ta, như Bác Hồ từng khẳng định “đó là một truyền thống quý báu của ta”. Nhưng truyền thống quý báu đó chỉ thực sự phát huy tác dụng khi mỗi người dân thể hiện lòng yêu nước đúng mực, đúng lúc, đúng chỗ; không có bất cứ thái độ, cử chỉ, hành vi nào làm tổn thương đến hình ảnh đất nước, phương hại an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội. Người dân có lòng yêu nước chân chính không thể đi tuần hành rầm rộ gây cản trở giao thông, xông vào đập phá trụ sở chính quyền, ném gạch đá vào lực lượng công an đang thực thi nhiệm vụ, dọa “đốt” công ty… như từng xảy ra ở tỉnh Bình Thuận và một số địa phương phía Nam trong tháng 6-2018.

Để lòng yêu nước chân chính của nhân dân không bị lợi dụng, các cấp ủy, chính quyền cần làm tốt hơn nữa công tác dân vận, tăng cường biểu dương, khen thưởng, nhân rộng gương người tốt, việc tốt; đồng thời, chú trọng nắm bắt dư luận xã hội để kịp thời giải quyết những nguyện vọng chính đáng của dân.

Đất nước ta đã trải qua mấy chục năm chiến tranh đau thương, mất mát. Chúng ta giành được hòa bình, độc lập, thống nhất non sông như hôm nay phải đánh đổi bằng bao xương máu của thế hệ cha anh. Nhiều năm qua, Việt Nam được dư luận thế giới đánh giá là một đất nước có nền chính trị ổn định, là điểm đến thân thiện, an toàn của hàng triệu du khách quốc tế và là một trong những nước có môi trường đầu tư hấp dẫn. Những đánh giá, ca ngợi đó thể hiện sự khâm phục, ngưỡng mộ của bạn bè thế giới dành cho nhân dân ta, đồng thời cũng là một cách tôn vinh hình ảnh Việt Nam trên trường quốc tế. Vậy nên, không có lý do gì để chúng ta lại làm cho hình ảnh đất nước bị tổn thương, tình hình xã hội thêm phức tạp chỉ vì những lời dụ dỗ, kích động bởi những kẻ quá khích, bất mãn, những phần tử cơ hội chính trị, phản động. Trước những thông tin hoài nghi, trước những lời tuyên truyền mị dân của các phần tử xấu, người dân cần hết sức bình tĩnh, tỉnh táo nhận diện đâu là đúng - sai, phải - trái, chính - tà, thật - giả, thiện - ác để không bị mắc mưu, “sập bẫy”. Hãy biết trân trọng lịch sử cách mạng của ông cha ta, hãy biết nâng niu những giá trị hòa bình mà chúng ta đang có, hãy bày tỏ tình yêu quê hương đất nước bằng những thái độ, hành vi ứng xử chuẩn mực, hợp đạo lý, đúng pháp luật.

Lo lắng cho vận mệnh đất nước cũng là một biểu hiện của tinh thần yêu nước. Nhưng thời gian gần đây, cũng có một số người lo lắng đến mức chỉ biết ngồi “khóc lóc”, than thở, hoài nghi… thì lại là một thứ “yêu nước suông”! Cũng không nên “bày tỏ tình yêu nước” bằng cách suốt ngày chỉ ngồi bên bàn phím để “than thân trách phận”, đổ lỗi, chỉ trích, mong muốn xã hội thế này, đòi hỏi đất nước phải thế kia… trong khi hàng triệu người dân đang cần mẫn lao động hăng say ở khắp mọi miền đất nước và hàng vạn chiến sĩ đang ngày đêm đổ mồ hôi trên thao trường huấn luyện và làm nhiệm vụ tuần tra, canh gác giữ gìn biên cương, biển, đảo, lãnh thổ Tổ quốc.

Tình yêu nước không phải là điều gì đó quá cao siêu, mà đôi khi bắt đầu bằng suy nghĩ giản dị là hiểu những gì mình đang có, những quyền lợi mình đang được thụ hưởng và cố gắng làm tốt công việc của mình; đồng thời, làm tròn bổn phận, nghĩa vụ, trách nhiệm công dân đối với Tổ quốc. Ở chiều sâu hơn, đó là sự cảm thông, chia sẻ với những khó khăn, thách thức mà đất nước đang phải gồng mình vượt qua và luôn tự nhắc nhở mình cần phải làm gì để chung tay góp sức với cộng đồng, nỗ lực vượt lên những thử thách ấy. Tình yêu nước của mỗi người chỉ thật sự có giá trị khi biết khơi nguồn, lan truyền cảm hứng tình cảm thân thương của mình cho người khác và cộng đồng. Yêu nước vừa là “cái chung” của mọi người, vừa là “cái riêng” của mỗi con người. Và tình yêu nước chân chính chỉ thể hiện đúng mực, đúng lúc, đúng chỗ khi “cái tôi” yêu nước của mỗi người luôn biết bắt nhịp, hòa chung với “cái tôi” yêu nước của cộng đồng, của mọi người trong xã hội.

Ban Biên tập

HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TƯ TƯỞNG,ĐẠO ĐỨC, PHONG CÁCH HỒ CHÍ MINH

GẮN XÂY DỰNG, CHỈNH ĐỐN ĐẢNG VỚI XÂY DỰNG HỆ THỐNG CHÍNH TRỊ

Trong tiến trình cách mạng, công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng và hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh được Đảng, Nhà nước ta rất coi trọng; coi đây là nhiệm vụ then chốt, quyết định sự tồn vong của chế độ. Tuy nhiên, trong từng thời kỳ cách mạng khác nhau, đặt ra những yêu cầu, nhiệm vụ khác nhau, từ đó có sự nhận thức và quan điểm chỉ đạo khác nhau về xây dựng, chỉnh đốn Đảng và hệ thống chính trị.

Nhiệm vụ xây dựng Đảng được Đảng ta đề cập xuyên suốt và có những bổ sung mới nhằm đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong tình hình mới. Đại hội X (2006), Đảng ta tập trung thực hiện “Nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng”, Đại hội XI (2011) thì “Tiếp tục nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng”, Đại hội XII (2016) nhấn mạnh “Tăng cường xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh”. Đại hội XIII (2021), Đảng ta đã bổ sung những nhận thức mới về công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng; nhấn mạnh tới việc gắn xây dựng, chỉnh đốn Đảng với xây dựng hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh, đó là: “Tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng và hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh”. Đây là nhiệm vụ trọng tâm của cả nhiệm kỳ Đại hội XIII và những năm tiếp theo, đó là: “Tiếp tục đẩy mạnh xây dựng, chỉnh đốn Đảng, xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa và hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh”.

Điểm mới ở đây là đã bổ sung “xây dựng hệ thống chính trị” cùng với “xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh”. Sự bổ sung này là phù hợp với yêu cầu, nhiệm vụ xây dựng Đảng, xây dựng hệ thống chính trị hiện nay. Tại Hội nghị lần thứ tư Ban Chấp hành Trung ương khóa XIII, Đảng đã ban hành Kết luận số 21-KL/TW, ngày 25 tháng 10 năm 2021 về đẩy mạnh xây dựng, chỉnh đốn Đảng và hệ thống chính trị; kiên quyết ngăn chặn đẩy lùi, xử lý nghiêm cán bộ, đảng viên suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”, đã mở rộng phạm vi, không chỉ trong xây dựng, chỉnh đốn Đảng mà còn bao gồm cả trong xây dựng hệ thống chính trị đúng theo tinh thần Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng.

Vì vậy, xây dựng, chỉnh đốn Đảng gắn với xây dựng hệ thông chính trị có ý nghĩa rất quan trọng đối với sự nghiệp đổi mới, phát triển đất nước bởi những nội dung sau:

Thứ nhất, xây dựng, chỉnh đốn Đảng gắn với xây dựng hệ thống chính trị là khẳng định tính đồng bộ, chặt chẽ, tác động qua lại lẫn nhau giữ xây dựng Đảng và xây dựng hệ thống chính trị.

Đây là vấn đề vừa có ý nghĩa lý luận, vừa có ý nghĩa thực tiễn trong việc tiếp tục đẩy mạnh xây dựng, chỉnh đốn Đảng, xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa và hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh. Đảng trong sạch, vững mạnh là điều kiện, tiền đề xây dựng hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh. Điều này, đã được kiểm chứng qua thực tiễn lãnh đạo của Đảng đối với sự nghiệp cách mạng nước ta.

Việc mở rộng phạm vi xây dựng, chỉnh đốn Đảng gắn với xây dựng hệ thống chính trị khẳng định một điều rất quan trọng: công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng và xây dựng hệ thống chính trị có vai trò đặc biệt quan trọng; phạm vi thực hiện không chỉ đối với tổ chức đảng, cán bộ, đảng viên mà còn cả các cơ quan nhà nước và đội ngũ công chức, viên chức Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức chính trị - xã hội.

Thứ hai, xây dựng, chỉnh đốn Đảng gắn với xây dựng hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh có ý nghĩa thúc đẩy nâng cao năng lực lãnh đạo, cầm quyền của Đảng, hiệu lực, hiệu quả của Nhà nước; chất lượng hoạt động của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội.

Năng lực lãnh đạo, cầm quyền của Đảng được phản ánh địa vị của Đảng trong đời sống chính trị, xã hội; là lực lượng lãnh đạo Nhà nước và xã hội. Đảng trong sạch, vững mạnh, Nhà nước mạnh, liêm chính, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội phát huy mạnh mẽ vai trò, chức năng, nhiệm vụ của mình thì mới đưa được những đường lối, chủ trương của Đảng vào cuộc sống.

Thực tiễn qua 94 năm lãnh đạo sự nghiệp cách mạng đã chứng tỏ năng lực lãnh đạo của Đảng thể hiện qua hiệu lực, hiệu quả quản lý của Nhà nước, chất lượng hoạt động của Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội. Những vấn đề này được Đảng ta coi đây là nhiệm vụ then chốt, có ý nghĩa sống còn đối với Đảng và chế độ. Vì vậy, Đại hội XIII, Đảng ta khẳng định quan điểm chỉ đạo: Tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng và hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh.

Thứ ba,xây dựng, chỉnh đốn Đảng gắn với xây dựng hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh có ý nghĩa góp phần ngăn chặn, đẩy lùi suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”.

Trên thực tế cho thấy, sự suy thoái suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” không chỉ diễn ra trong tổ chức đảng, mà còn diễn ra trong các cơ quan nhà nước, các tổ chức chính trị - xã hội. Vì vậy, để ngăn chặn, đầy lùi những suy thoái trên không chỉ tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng, mà phải tăng cường xây dựng Nhà nước, các tổ chức chính trị - xã hội trong sạch, vững mạnh, nhằm tạo sự đồng bộ, chặt chẽ.

Bước vào giai đoạn phát triển mới, đất nước ta đứng trước những thuận lợi, khó khăn, thách thức đan xen nhau; tình trạng suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” ngày càng diễn biến phức tạp, đòi hỏi, phải coi trọng công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng, gắn liền với xây dựng Nhà nước, các tổ chức chính trị - xã hội trong sạch, vững mạnh. Đây là vấn đề có ý nghĩa sống còn đối với vai trò lãnh đạo, cầm quyền của Đảng và đối với lợi ích của nhân dân.

Thứ tư, xây dựng, chỉnh đốn Đảng gắn với xây dựng hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh có ý nghĩa thực hiện tốt hơn nữa mối quan hệ mật thiết với nhân dân, khơi dậy tiềm năng sáng tạo, khát vọng phát triển đất nước, phát huy quyền làm chủ của nhân dân.

Mục đích xây dựng, chỉnh đốn Đảng, xây dựng hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh là nhằm hướng đến phục vụ lợi ích thiết thân của nhân dân; bảo đảm thực hiện tốt cơ chế: Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý, Nhân dân làm chủ.

Xây dựng, chỉnh đốn Đảng gắn với xây dựng hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh là hướng đến mục tiêu Đảng vững mạnh, Nhà nước mạnh, liêm chính, các tổ chức chính trị - xã hội phát huy mạnh mẽ vai trò, chức năng, nhiệm vụ của mình. Tất cả mục tiêu này đều hướng đến phục vụ lợi ích của nhân dân, đem lại cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc cho nhân dân. Vì vậy, xây dựng, chỉnh đốn Đảng và hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh có ý nghĩa quan trọng giúp cho Đảng tăng cường mối quan hệ mật thiết với nhân dân, qua đó khơi dậy và phát huy tiềm năng sáng tạo của nhân dân tích cực tham gia xây dựng Đảng và Nhà nước và tham gia xây dựng đất nước phồn vinh, hạnh phúc

Ban Biên tập

BÍ THƯ CHI BỘ THÔNDÂN TÀI, XÃ THIỆU CHÍNH NHIỆT HUYẾT VỚI CÔNG VIỆC THÔN

Anh Trần Văn Vương, bí thư chi bộ thôn Dân Tài, xã Thiệu Chính, nhiệt huyết, trách nhiệm với công việc; gương mẫu, đi đầu trong các phong trào của địa phương, từng đóng quân tại Quân đoàn III và được kết nạp Đảng trong đơn vị, sau 3 năm hoàn thành nghĩa vụ, anh Vương trở về địa phương sinh sống và luôn phát huy truyền thống bộ đội Cụ Hồ, nêu cao tinh thần trách nhiệm của người đảng viên, tích cực tham gia các hoạt động của thôn, xã. Với tinh thần nhiệt huyết đó, năm 2017, anh Vương được cán bộ, đảng viên, Nhân dân tín nhiệm bầu làm bí thư chi bộ kiêm trưởng thôn. Từ năm 2022 đến nay, anh Vương tiếp tục được bầu làm bí thư chi bộ. Đảm nhận vai trò, trách nhiệm cao, anh luôn xác định bản thân phải thực sự gương mẫu, nói được, làm được để xây dựng đoàn kết trong chi bộ, sự đồng thuận trong Nhân dân. Anh luôn tranh thủ nhiều ý kiến đóng góp của những đảng viên hưu trí - họ vừa có lý luận, thực tiễn công tác, vừa có bề dày kinh nghiệm trên các lĩnh vực để anh vận dụng phát huy tốt vai trò “hạt nhân” của những đảng viên trong lãnh đạo, triển khai thực hiện có hiệu quả chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước và các phong trào thi đua phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.

Trong thời gian nhận nhiệm vụ người đứng đầu cấp ủy thôn cho đến nay, anh Vương và cấp ủy phải đảm nhận nhiều nhiệm vụ quan trọng. Rõ nhất là thực hiện mục tiêu thôn Dân Tài phấn đấu trở thành thôn đi đầu của xã. Do đó, năm 2019, chi bộ đăng ký với Đảng ủy xây dựng thôn NTM và sau 1 năm đã về đích. Không dừng lại ở kết quả này, năm 2022, chi bộ tiếp tục đăng ký với Đảng ủy xã xây dựng thôn NTM kiểu mẫu. Thời điểm này, qua rà soát, thôn mới đạt 10/15 tiêu chí. Còn 5 tiêu chí chưa đạt như: cơ sở vật chất nhà văn hóa, môi trường, bảo hiểm y tế toàn dân... đòi hỏi yêu cầu quyết tâm cao, nỗ lực lớn mới có thể hoàn thành. Anh Vương đã cùng với chi ủy đưa ra họp bàn, thảo luận trong các cuộc sinh hoạt chi bộ, tổ chức họp dân, lắng nghe tâm tư, nguyện vọng của người dân và xác định các tiêu chí khó, tìm giải pháp tháo gỡ. Anh cùng với cán bộ đoàn thể trong thôn bám sát cơ sở, thực hiện tốt công tác “dân vận khéo” giải đáp những băn khoăn, vướng mắc làm thông suốt tư tưởng của người dân. Từ sự kiên trì và nhiệt huyết đó, anh Vương cùng cấp ủy, ban công tác mặt trận thôn, trưởng các đoàn thể trong thôn đã đưa các chủ trương của cấp trên đi vào cuộc sống, được người dân đón nhận. Nhân dân ủng hộ chủ trương hiến đất, công trình để mở rộng đường, đóng góp xã hội hóa cùng với địa phương thực hiện các tiêu chí thôn NTM kiểu mẫu.

Nhờ sự vào cuộc tích cực trong công tác tuyên truyền, vận động Nhân dân trong XDNTM, Nhân dân thôn Dân Tài đã tự nguyện đóng góp ngày công, kinh phí để xây dựng một số công trình cơ sở hạ tầng, như: Nâng cấp nhà văn hóa 400 triệu đồng; xây dựng khuôn viên nhà văn hóa, lắp đặt thiết bị thể thao trị giá 150 triệu đồng; lắp đặt công trình điện sáng công cộng 2.300m trị giá 130 triệu đồng. Sau hiến đất mở rộng đường, Nhân dân đồng loạt xây tường rào là những tấm lam và được xã kích cầu, tạo sự đồng bộ, xây dựng cảnh quan nông thôn sáng, xanh, sạch, đẹp. Đến nay, thôn Dân Tài có hơn 2.300m tường rào mẫu, đạt 100%... Về kinh tế, thôn đã duy trì và mở rộng diện tích sản xuất lúa chất lượng cao, xây dựng mô hình cá - lúa, phát triển nghề mộc, sản xuất bông tắm... Nhờ đó, đời sống của Nhân dân được nâng lên, thu nhập bình quân đạt 57 triệu đồng/người/năm, thôn không còn hộ nghèo, cận nghèo.

Với những nỗ lực, quyết tâm cao của cấp ủy, ban công tác mặt trận thôn, con em xa quê và các tầng lớp Nhân dân, sau gần 2 năm thực hiện, đến tháng 7/2023, thôn Dân Tài vinh dự đón nhận danh hiệu thôn NTM kiểu mẫu. Việc minh bạch thu - chi và công khai cho dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra; luôn gần gũi, tôn trọng, lắng nghe ý kiến chính đáng của Nhân dân... đã giúp anh và cấp ủy, ban công tác mặt trận thôn có được sự tin tưởng và ủng hộ lớn của người dân nên việc triển khai thực hiện nhiệm vụ tương đối suôn sẻ, đạt hiệu quả.

Xây dựng thôn NTM kiểu mẫu, diện mạo thôn Dân Tài có nhiều chuyển biến tích cực, khang trang hơn. Nhiều công trình phục vụ thiết thực đời sống của người dân được xây mới, chỉnh trang, như: cải tạo nâng cấp hồ và giếng làng, khuôn viên trước nhà văn hóa thôn; tu sửa bồn hoa cây cảnh, đường điện chiếu sáng công cộng... Cấp ủy thôn Dân Tài đã vận động nhân dân và con em xa quê đóng góp xây dựng cổng làng với tầm vóc một giá trị văn hóa làng Việt

Anh Vương từng tham gia nghĩa vụ quân sự, nên ý thức phải học Bác là tấm gương sáng, nhắc nhở mình phải tự phấn đấu, trau dồi, rèn luyện phẩm chất đạo đức; luôn ghi nhớ lời Bác dạy, phải gần gũi, tôn trọng, hết lòng, hết sức tận tụy phục vụ Nhân dân.

BanBiên tập

THÔNG TIN - TRAO ĐỔI KINH NGHIỆM

BAN ĐẠI DIỆN HĐQT NHCSXH HUYỆN THIỆU HÓA ĐỒNG HÀNH

TRIỂN KHAI TÍN DỤNG CHÍNH SÁCH ĐẾN NGƯỜI DÂN

Năm 2023, Ban đại diện Hội đồng quản trị Ngân hàng Chính sách xã hội huyện Thiệu Hóa đã có nhiều giải pháp đồng bộ, quyết liệt, có hiệu quả, triển khai thực hiện tốt các chương trình tín dụng chính sách đến các đối tượng thụ hưởng, góp phần không nhỏ trong thực hiện mục tiêu giảm nghèo nhanh và bền vững, bảo đảm an sinh xã hội, xây dựng nông thôn mớitrên địa bàn huyện.

Bám sát sự chỉ đạo của Ngân hàng Chính sách xã hội Việt Nam và nhiệm vụ phát triển kinh tế, xã hội của huyện,Ban đại diện HĐQT Ngân hàng CSXH huyện Thiệu Hóa đã tích cực chủ động chỉ đạo các thành viên và Ngân hàng CSXH huyện thực hiện tốt nhiệm vụ chỉ tiêu được giao. Tham mưu cho Huyện ủy, HĐND, UBND huyện chuyển nguồn vốn ủy thác địa phương sang NHCSXH cho vay hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác(đến 31/12/2023, nguồn vốn ủy thác của huyện đạt 6,9 tỷ đồng, tăng 1,6 tỷ đồng so với đầu năm).

Đến 31/12/2023 tổng dư nợ tín dụng tại NHCSXH huyện đạt 576,8 tỷ đồng, tăng 69,5 tỷ đồng so với đầu năm, tốc độ tăng trưởng đạt 13,7% vượt kế hoạch được giao. Trong năm 2023, doanh số cho vay đạt 195,9 tỷ đồng, với 3.319 lượt hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác được vay vốn; trong đó, vốn cho vay phục vụ nhu cầu sản xuất, kinh doanh tạo sinh kế và việc làm đạt 420 tỷ đồng, chiếm 72,8% tổng dư nợ; vốn vay giải quyết một phần nhu cầu thiết yếu trong cuộc sống đạt 156,8 tỷ đồng, chiếm 27,2% tổng dư nợ; Tín dụng chính sách cho vay phục hồi phát triển kinh tế - xã hội theo Nghị quyết 11/NQ-CP của Chính phủ với dư nợ 43,8 tỷ đồng. Đặc biệt trong năm đã triển khai chính sách tín dụng đối với người chấp hành xong án phạt tù theo Quyết định số 22/2023/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ. Từ nguồn vốn tín dụng chính sách đã giúp cho 1.487 lượt gia đình là hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo được vay vốn với tổng 115,3 tỷ đồng để đầu tư nuôi gia súc, gia cầm, nuôi trồng thủy sản, trồng cây ăn quả, phục vụ sản xuất và dịch vụ kinh doanh buôn bán nhỏ để có thu nhập cải thiện cuộc sống; giúp cho 489 lao động có công ăn việc làm tại chỗ với số tiền 39,5 tỷ đồng; giúp cho 03 lao động được vay vốn để đi xuất khẩu lao động có thời hạn tại nước ngoài với số tiền 249 triệu đồng; giúp 129 học sinh, sinh viên được vay vốn, số tiền 4,9 tỷ đồng để hỗ trợ các em theo học tại các trường đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp; đầu tư cho các hộ gia đình xây dựng được 2.396 công trình nước sạch và công trình vệ sinh đạt tiêu chuẩn quốc gia với số tiền 24 tỷ đồng; hỗ trợ cho 25 khách hàng là người có thu nhập thấp vay vốn mua nhà ở xã hội, xây dựng mới nhà để ở với số tiền 11 tỷ đồng; giúp cho 08 lao động là người chấp hành xong án phạt tù có vốn đầu tư sản xuất, kinh doanh với số tiền 800 triệu đồng.

Bên cạnh việc thực hiện tốt công tác giải ngân nguồn vốn tín dụng chính sách, NHCSXH huyện còn phối hợp với chính quyền địa phương thường xuyên củng cố nâng cao chất lượng tín dụng, điểm giao dịch, tổ giao dịch tại xã. Đến 31/12/2023, tổng nợ xấu của NHCSXH huyện là 175,7 triệu đồng, chiếm tỷ lệ 0,03%/tổng dư nợ. (Đơn vị không có nợ khoanh); NHCSXH huyện thường xuyên phối hợp với các tổ chức chính trị - xã hội, các xã, thị trấnthực hiện tốt các chương trình cho vay trực tiếp có ủy thác. Thông qua đó, đã huy động được sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị từ huyện đến cơ sở chuyển tải kịp thời, thuận tiện, an toàn nguồn vốn tín dụng chính sách xã hội đến hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác; góp phần giảm tỷ lệ hộ nghèo của huyện đến cuối năm 2023 còn 0,58%, hộ cận nghèo còn 1,48%

Phát huy những kết quả đạt được, năm 2024, Ban đại diện huyện tiếp tục chỉ đạo NHCSXH, các ban, ngành liên quan tập trung phấn đấu hoàn thành các mục tiêu đề ra: Tham mưu cho Huyện ủy, HĐND, UBND huyện chuyển 02 tỷ đồng vốn ngân sách huyện sang NHCSXH để cho vay hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác ngay trong tháng 1/2024; tăng trưởng dư nợ đạt tỷ lệ 7% trở lên (41 tỷ đồng) so với năm 2023, trong đó: đẩy mạnh công tác tuyên truyền cho vay chương trình Nhà ở xã hội và cho vay học sinh, sinh viên có hoàn cảnh khó khăn, đáp ứng đủ nhu cầu vay vốn cho các đối tượng hộ nghèo, hộ cận nghèo và mới thoát nghèo; tăng cường công tác tuyên truyền huy động vốn, đảm bảo hoàn thành 100% chỉ tiêu kế hoạch cấp trên giao; tiếp tục tăng cường củng cố nâng cao chất lượng tín dụng chính sách, phấn đấu giảm nợ quá hạn, đưa tỷ lệ thấp hơn 0,03%/tổng dư nợ; phối hợp với các tổ chức, cá nhân có liên quan để hướng dẫn, thiết lập, hoàn thiện hồ sơ xử lý nợ bị rủi ro kịp thời (khi có phát sinh); thực hiện tốt công tác kiểm tra, giám sát nhằm ngăn ngừa, phát hiện để chấn chỉnh các tồn tại, sai sót trong hoạt động tín dụng chính sách; thành viên BĐD kiểm tra tại 24 xã, thị trấn theo Quyết định phân công của Trưởng BĐD; NHCSXH thực hiện kiểm tra tối thiểu 12 xã, thị trấn; tổ chức CT-XH các cấp thực hiện công tác kiểm, tra giám sát theo Văn bản liên tịch và Hợp đồng ủy thác đã ký kết với NHCSXH; chấp hành nghiêm túc chế độ hạch toán kế toán, phấn đấu hoàn thành vượt mức các chỉ tiêu kế hoạch tài chính; thực hiện thu đúng, thu đủ các khoản thu; chi đúng các khoản chi theo chế độ, đầy đủ chứng từ, hợp lệ, hợp pháp; triển khai các ứng dụng công nghệ thông tin vào công tác quản lý, đẩy mạnh các dịch vụ thanh toán qua NHCSXH, đặc biệt là dịch vụ Mobile Banking; thực hiện tốt công tác đào tạo, tập huấn cho cán bộ kiêm nhiệm phối hợp trong hoạt động tín dụng chính sách xã hội (Chủ tịch UBND xã, Hội đoàn thể nhận ủy thác cấp huyện, Ban giảm nghèo xã, Hội đoàn thể nhận ủy thác cấp xã, Thôn trưởng, Ban quản lý Tổ TK&VV) theo các hình thức phù hợp và thực hiện xong trước 31/10/2024; đẩy mạnh các phong trào thi đua phấn đấu hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, kịp thời đề nghị biểu dương, khen thưởng các tập thể, cá nhân đạt thành tích nổi bật trong các phong trào thi đua; NHCSXH tăng cường phối hợp với các cơ quan báo, đài, Trung tâm Văn hóa, Thông tin, Thể thao và Du lịch huyện, các tổ chức CT-XH nhận ủy thác để thông tin kịp thời các chính sách tín dụng tại NHCSXH. Tập trung tuyên truyền đến người dân các mô hình giảm nghèo tiêu biểu, các mô hình phát triển kinh tế có hiệu quả; tuyên truyền về trách nhiệm, nghĩa vụ và quyền lợi của khách hàng khi vay vốn NHCSXH.

Có thể thấy, hiệu quả nguồn vốn tín dụng chính sách xã hộitrong những năm quakhông chỉ góp phần giảm nghèo bền vững, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho người dân, mà còn góp phần thay đổi diện mạo nông thôn trên địa bàn huyệnThiệu Hóa. Đây là tiền đề quan trọng để góp phầnthực hiện hiệu quả nhiệm vụ phát triển kinh tế, xã hội của huyện.

Lê Minh Đức

Giám đốc NHCSXH huyện

LỊCH SỬ - VĂN HÓA - NGHỆ THUẬT

THIỆU HÓA BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊCÁC DI TÍCH LỊCH SỬ, CÁCH MẠNG

Là một trong những cái nôi của phong trào cách mạng của tỉnh Thanh Hóa, huyện Thiệu Hóa hiện đang sở hữu một hệ thống các di tích lịch sử, cách mạng rất giàu giá trị, phản ánh sâu sắc cội nguồn dân tộc và truyền thống dựng nước, giữ nước của ông cha ta. Bởi vậy, công tác bảo tồn, phát huy giá trị các di tích luôn được huyện Thiệu Hóa quan tâm và xác định là có vai trò quan trọng đối với việc phát triển kinh tế - xã hội, xây dựng nền văn hóa tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc, nhất là góp phần giáo dục truyền thống yêu nước cho thế hệ trẻ và thực hiện đạo lý “uống nước nhớ nguồn” của dân tộc Việt Nam. Thiệu Tiến quê hương giàu truyền thống cách mạng - vùng đất đã và đang “thay da đổi thịt” từng ngày, Khu di tích lịch sử cách mạng Nhà thờ họ Vương, ông Vương Xuân Hạt, hậu duệ thứ 32 dòng họ Vương, mỗi khi có đoàn đến dâng hương và tìm hiểu về lịch sử tại di tích, ông thường hướng dẫn và kể lại: cách đây 94 năm, ngày 10-7-1930, Chi bộ Đảng Cộng sản đầu tiên của huyện Thiệu Hóa được thành lập tại thôn Phúc Lộc, xã Thiệu Tiến do đồng chí Vương Xuân Cát làm Bí thư chi bộ. Đây cũng chính là 1 trong 3 Chi bộ Đảng Cộng sản đầu tiên của Đảng bộ tỉnh Thanh Hóa. Từ mốc son này, Nhân dân Thiệu Hóa được tập hợp, đoàn kết, đấu tranh dưới ngọn cờ vẻ vang của Đảng, đi từ thắng lợi này đến thắng lợi khác, góp phần quan trọng vào sự phát triển phong trào cách mạng toàn tỉnh.

Năm 2013, Khu di tích lịch sử cách mạng Nhà thờ họ Vương đã được đầu tư tôn tạo, sửa chữa nhiều hạng mục như: nhà tiền tế, hậu cung, nhà truyền thống, ngôi nhà cổ... nhằm lưu giữ, bảo tồn và phát huy giá trị của di tích, trở thành nơi giáo dục truyền thống cách mạng cho thế hệ trẻ trong và ngoài tỉnh. Nhiều năm qua, để lưu giữ truyền thống cách mạng của dòng họ Vương và nhớ ơn các bậc cách mạng tiền bối, các anh hùng liệt sĩ, ông Hạt đã dành nhiều thời gian để trông coi khu di tích lịch sử này. Đồng thời, ông còn là tuyên truyền viên tích cực về lịch sử, đón hàng nghìn lượt du khách đến tham quan mỗi năm.

Thông qua những dịp được đi thăm các khu di tích lịch sử, cách mạng, học sinh, cán bộ, đảng viên hiểu hơn về lịch sử quê hương, sự kiên cường, anh dũng đấu tranh chống quân xâm lược của ông cha. Từ đó, tự nhủ sẽ cố gắng học tập, công tác để đóng góp thiết thực cho quê hương, đất nước.

Không chỉ quan tâm đến công tác trùng tu, tôn tạo phục vụ du lịch, những di tích lịch sử, cách mạng trên địa bàn huyện Thiệu Hóa đã trở thành "địa chỉ đỏ” giáo dục truyền thống yêu nước cho cán bộ, người dân, nhất là thế hệ trẻ. Tại Khu di tích lịch sử cách mạng Trụ sở làm việc Tỉnh ủy Thanh Hóa thời kỳ 1967-1973 tại xã Thiệu Viên, sau khi khánh thành vào tháng 2-2023, hoạt động tham quan, tìm hiểu lịch sử đã thu hút được các trường học trên địa bàn huyện Thiệu Hóa tham gia. Sau mỗi buổi tham quan, dưới sự hướng dẫn của cán bộ văn hóa xã Thiệu Viên, học sinh sẽ viết bài thu hoạch về khu di tích, từ đó nâng cao nhận thức, lý tưởng cách mạng, lòng yêu nước, tự hào dân tộc, đạo đức, lối sống, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện cho học sinh.

Đây được xem một hình thức giáo dục hiệu quả, gắn lý thuyết với thực tiễn, để học sinh chủ động tìm hiểu lịch sử, văn hóa của địa phương. Bên cạnh đó, các đoàn thể, trường học tổ chức cho đoàn viên, thanh niên, học sinh, sinh viên tham gia chỉnh trang, trồng hoa, cây xanh tại các điểm di tích, dâng hương tưởng nhớ công ơn của các anh hùng liệt sĩ... Thông qua các hoạt động cụ thể đã giúp cho thế hệ trẻ phát huy truyền thống yêu nước, xác định mục tiêu, lý tưởng cách mạng, đạo đức trong sáng và ý thức được trách nhiệm của bản thân để phấn đấu trong học tập và rèn luyện, trưởng thành. Được biết, năm học 2022-2023 các trường trên địa bàn huyện đã tổ chức cho 6.468 học sinh tại 40 đơn vị trường học đến tham quan khu di tích.

Nhận thức được tầm quan trọng của các di tích lịch sử - văn hóa trong công tác giáo dục truyền thống đấu tranh cách mạng, khơi dậy lòng yêu nước, tự hào về dân tộc cho các thế hệ, những năm qua, huyện Thiệu Hóa đã chủ động xây dựng kế hoạch bảo tồn, phát huy giá trị các di tích lịch sử - văn hóa gắn với triển khai đề án phát triển du lịch huyện. Đồng thời, từ nguồn vốn của tỉnh, huyện, nguồn kinh phí địa phương và xã hội hóa, huyện đã tiến hành trùng tu, tôn tạo nhiều di tích như: Khu di tích lịch sử quốc gia đền thờ nhà sử học Lê Văn Hưu; Di tích quốc gia đền thờ Trà Đông, xã Thiệu Trung; Di tích lịch sử cách mạng nhà đồng chí Lê Huy Toán, xã Thiệu Toán; Khu di tích lịch sử cách mạng Trụ sở làm việc Tỉnh ủy Thanh Hóa giai đoạn 1967-1973, xã Thiệu Viên... Nhờ đó nhiều di tích lịch sử, cách mạng bị xuống cấp đã được quan tâm tu bổ, tôn tạo, phục dựng, góp phần thực hiện thắng lợi các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của huyện.

Bảo tồn và phát huy giá trị các di tích lịch sử cách mạng có vai trò quan trọng, góp phần vào sự phát triển kinh tế - xã hội huyện Thiệu Hóa. Vì vậy, Ban Tuyên giáo Huyện ủy luôn chỉ đạo làm tốt công tác tuyên truyền, giáo dục truyền thống lịch sử văn hóa, cách mạng; quảng bá, giới thiệu về di tích để thu hút đông đảo Nhân dân và du khách tới tham quan. Đồng thời, quan tâm tổ chức các lớp tập huấn về công tác bảo tồn di tích cho cán bộ, những người làm công tác văn hóa; tăng cường công tác chỉ đạo, quản lý việc trùng tu, tôn tạo di tích trên địa bàn. Chú trọng tổ chức các hoạt động, chương trình về nguồn, dâng hương, báo công, tham quan tại các khu di tích lịch sử, tạo thành phong trào sâu rộng, thường xuyên đối với các tổ chức, cơ quan, đơn vị, địa phương và Nhân dân... Từ đó, thấm sâu và lan tỏa truyền thống yêu nước, cách mạng của vùng đất bên dòng sông Chu, tạo ra nguồn lực tinh thần quan trọng để Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân huyện Thiệu Hóa đoàn kết, xây dựng quê hương ngày càng giàu đẹp, văn minh.

BanBiên tập

MỪNG XUÂN ĐẤT NƯỚC

Cờ hoa rực rỡ muôn nơi

Mừng xuân đất nước biển trời bao la

Từ rừng núi đến đảo xa

Nông thôn đô thị bài ca tưng bừng

Chúc mừng Đảng hợp lòng dân

Làm nên sự nghiệp anh hùng vẻ vang

Hy sinh gian khổ nguy nan

Diệt thù gìn giữ giang san nước nhà

Chúc mừng nước Việt Nam ta

Con Hồng cháu Lạc một nhà vui tươi

Vươn lên làm chủ cuộc đời

Văn minh đổi mới tình ngưòi dài lâu

Chúc mừng nước mạnh, dân giàu

An khang thịnh vượng trước sau vẹn toàn

Cùng nhau tiến bưởc vươn lên

Non sôngTổ quốc vững bền muôn xuân

Chúc mừng sức mạnh toàn quân

Chiến công rực rỡ tinh thần sáng trong

Xứng tên quân đội anh hùng

Lời thề danh dựtacùngkhắc sâu

Chúc mừng bốn biển năm châu

Giao lưu hội nhập đẹp câu nghĩa tình

Thi đua gìn giữ hòa bình

Kếtđoàn quốc tế quang vinh rạngngời.

Ngọ Ngọc Thơ

Tiểu khu 5, thị trấn Thiệu Hóa

Description: https://thieuhoa.thanhhoa.gov.vn/portal/Photos/2024-03-04/1069d60f70df80fdBTNB%20T2s.jpg

Ban biên tập

CÔNG KHAI TIẾN ĐỘ GIẢI QUYẾT TTHC

CHI TIẾT