TRƯỜNG THCS TỔ CHỨC BUỔI TUYÊN TRUYỀN, GIÁO DỤC "GIAO THÔNG ĐÚNG LUẬT, ĐẾN TRƯỜNG YÊN TÂM"

Đăng lúc: 24/04/2024 (GMT+7)
100%

TUYÊN TRUYỀN, GIÁO DỤC PHÁP LUẬT CHO HỌC SINH

“ Giao thông đúng luật, đến trường yên tâm”

An toàn giao thông (ATGT) hiện nay là một trong những vấn đề được xã hội quan tâm sâu sắc. Đó là vì tình hình tai nạn giao thông (TNGT) đã và đang ngày càng trở nên nghiêm trọng với việc gia tăng các ca tử vong và thương tích do mất an toàn giao thông. Ở Việt Nam, cùng với sự phát triển của kinh tế, mức sống của người dân được nâng cao đã thúc đẩy số lượng phương tiện cơ giới đường bộ, đặc biệt là mô tô, xe gắn máy gia tăng một cách nhanh chóng, tình hình tai nạn giao thông còn xảy ra nhiều, mà nguyên nhân gây ra tai nạn giao thông là do ý thức chấp hành Luật Giao thông đường bộ của mọi người chưa nghiêm.

Trường THCS Thiệu Công trong những năm vừa qua đã đẩy mạnh công tác truyền thông pháp luật đến các em học sinh dưới hình thức lồng ghép kiến thức pháp luật vào bài giảng , các hoạt động ngoài giờ lên lớp, sinh hoạt dưới cờ và môn Giáo dục công dân nói riêng giáo dục học sinh hiểu biết và ý thức chấp hành pháp luật .Thông qua các hoạt động trực tiếp trên lớp giáo viên được phân công giảng dạy đã ý thức lồng ghép kiến thức pháp luật với nhiều hình thức khác nhau vào bài giảng như: Trò chơi ô chữ tìm hiểu về quá trình thành lập và ý nghĩa Ngày pháp luật, sắm vai tình huống thực tế rồi đưa ra cách xử lý tình huống phù hợp theo quy định của pháp luật, vẽ tranh về chủ đề ATGT, sưu tầm bài hát ca ngợi pháp luật Việt Nam…

Description: D:\Downloads\IMG_6584.jpgDescription: D:\Downloads\IMG_6341.jpg

Xác định việc tuyên truyền, phổ biến giáo dục kiến thức pháp luật trong nhà trường có vai trò đặc biệt quan trọng, góp phần nâng cao ý thức pháp luật cho các em học sinh - những chủ nhân tương lai của đất nước ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường ngày 26 tháng 3 năm 2024, Trường THCS Thiệu Công đã phối hợp với công an xã tuyên truyền cho các em học sinh trong toàn trường về Luật giao thông đường bộ và phòng chống tội phạm, tai nạn trong trường học.

Tại buổi tuyên truyền, đại diện công an xã Thiệu Công Đại úy Lê Hữu Thuận, đội phó đội cảnh sát giao thông trật tự huyện Thiệu Hoá đã chia sẻ về tình hình trật tự an toàn giao thông trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa và thống kê số vụ tai nạn giao thông trên cả nước mà nguyên nhân chủ yếu là do người tham gia giao thông không chấp hành đúng luật. Để góp phần giảm thiểu số vụ tai nạn, các em học sinh đã được hướng dẫn những kỹ năng tham gia giao thông an toàn như:

Làm thế nào để đi bộ an toàn

* Những điều cần biết khi đi bộ trên đường

- Đi bộ an toàn

- Tuân thủ quy tắc giao thông đường bộ: Đi trên hè phố, đi sát mép đường về phía tay phải, đi đúng phần đường, làn đường dành cho người đi bộ.

- Nắm vững cách qua đường an toàn ở nơi không có điều kiện an toàn (không có vạch kẻ đường, không có đèn tín hiệu, nơi có đoạn đường bộ giao nhau với đường sắt ...)

- Nhận thức được những hành vi đi bộ qua đường không an toàn (vượt qua dải phân cách, đu bám vào phương tiện giao thông đang chạy, qua đường ở gần phía trước hoặc sau xe ô tô đang đỗ)

- Nguyên tắc đi bộ an toàn vào ban đêm (tuân thủ các quy tắc giao thông đường bộ đối với người đi bộ nêu tại Điều 32 Luật Giao thông đường bộ năm 2008; nên mặc đồ phản quang hoặc trang phục sáng màu)

- Đi bộ qua đường an toàn

* Cách phòng tránh:

- Dừng lại bên đường, quan sát hai bên đường, lắng nghe tiếng động cơ ô tô, xe máy cẩn thận.

- Giơ tay ra hiệu xin qua đường và chọn thời điểm thích hợp ( có ít xe qua lại), nhìn bên trái tránh phương tiện cơ giới từ chiều bên trái tới, đi thẳng, đến giữa đường quay sang nhìn bên phải tránh phương tiện cơ giới từ bên phải tới.

- Không được qua đường nơi tầm nhìn bị che khuất.

- Không được qua đường ở gần phía trước và phía sau ô tô đang đỗ

Đi xe đạp an toàn khi tham gia giao thông

* Những điều cần biết khi đi xe đạp trên đường - đi xe đạp an toàn

- Tuân thủ các quy tắc giao thông đường bộ đối với người đi xe đạp

- Nhận thức được những hành vi đi xe đạp không an toàn.

- Nắm rõ các nguyên lí và kĩ năng đi xe an toàn: Kiểm tra xe trước khi đi: độ cao, phanh, chuông...

- Điều khiển xe: trên làn đường bên phải trong cùng, tuân thủ chỉ dẫn của đèn tín hiệu và người điều khiển giao thông, quan sát trước khi di chuyển hướng.

- Nguyên tắc đi xe đạp an toàn vào ban đêm (xe phải có đèn hậu, mặc đồ phản quang hoặc trang phục màu sáng). Lưu ý: Trẻ dưới 16 tuổi không được điều khiển xe đạp máy, xe máy

Khi nào thì được phép đi xe đạp điện, xe máy điện, xe gắn máy an toàn.

- Tuân thủ các quy tắc giao thông đường bộ.

- Nắm rõ những điều cấm khi đi xe mô tô, xe gắn máy

- Cách chọn mũ bảo hiểm: Phải chọn mũ bảo hiểm đạt tiêu chuẩn: mũ phải có tem kiểm định, lớp xốp cứng, dây đeo và khóa chắc chắn...

- Cách đội mũ bảo hiểm đúng qui cách

- Giữ khoảng cách an toàn với xe phía trước

- Chuyển hướng an toàn tại giao lộ

- Vượt xe an toàn

- An toàn đối với người ngồi sau xe mô tô, xe gắn máy (Khi lên xe phải quan sát phía sau và trèo lên xe từ phía tay trái; Ngồi ngay ngắn trên xe phía sau người lái, hai tay bám chặt người ngồi phía trước; Không vung vẩy chân tay, không nghiêng ngả hoặc đứng trên yên xe máy, không ngồi phía trước người lái; Ngồi sau xe máy phải đội mũ bảo hiểm và nên đi giày, dép có cài khóa.)

Đại úy Lê Hữu Thuận, đội phó đội cảnh sát giao thông trật tự huyện Thiệu Hoá

tại buổi tuyên truyền .

Cách đội mũ bảo hiểm khi ngồi trên xe mô tô, xe gắn máy, xe máy điện, xe đạp điện và phân biệt mũ thời trang và mũ bảo hiểm đạt tiêu chuẩn an toàn khi them giao giao thông

- Người điều khiển, người ngồi trên xe mô tô hai bánh, xe mô tô ba bánh, xe gắn máy, xe đạp điện, xe máy điện phải đội mũ bảo hiểm có cài quai đúng quy cách.
- Trẻ em từ 6 tuổi trở lên khi ngồi trên xe mô tô hai bánh, xe mô tô ba bánh, xe gắn máy, xe đạp điện, xe máy điện phải đội mũ bảo hiểm.

Tại buổi tuyên truyền đại diện học sinh đã kí cam kết thực hiện tốt pháp luậ và luật an toàn giao thông đúng quy định .



Qua buổi tuyên truyền, giáo dục pháp luật góp phần giúp các em học sinh nâng cao hiểu biết và ý thức chấp hành pháp luật, rèn luyện đạo đức, trau dồi kỹ năng sống. Đồng thời, hình thành thói quen chủ động học tập, tìm hiểu pháp luật, nâng cao ý thức tuân thủ, chấp hành pháp luật, giảm thiểu hành vi vi phạm, lệch chuẩn ở lứa tuổi vị thành niên và ngăn ngừa tệ nạn xã hội xâm phạm vào học đường.

Trường THCS Thiệu Công.

TRƯỜNG THCS TỔ CHỨC BUỔI TUYÊN TRUYỀN, GIÁO DỤC "GIAO THÔNG ĐÚNG LUẬT, ĐẾN TRƯỜNG YÊN TÂM"

Đăng lúc: 24/04/2024 (GMT+7)
100%

TUYÊN TRUYỀN, GIÁO DỤC PHÁP LUẬT CHO HỌC SINH

“ Giao thông đúng luật, đến trường yên tâm”

An toàn giao thông (ATGT) hiện nay là một trong những vấn đề được xã hội quan tâm sâu sắc. Đó là vì tình hình tai nạn giao thông (TNGT) đã và đang ngày càng trở nên nghiêm trọng với việc gia tăng các ca tử vong và thương tích do mất an toàn giao thông. Ở Việt Nam, cùng với sự phát triển của kinh tế, mức sống của người dân được nâng cao đã thúc đẩy số lượng phương tiện cơ giới đường bộ, đặc biệt là mô tô, xe gắn máy gia tăng một cách nhanh chóng, tình hình tai nạn giao thông còn xảy ra nhiều, mà nguyên nhân gây ra tai nạn giao thông là do ý thức chấp hành Luật Giao thông đường bộ của mọi người chưa nghiêm.

Trường THCS Thiệu Công trong những năm vừa qua đã đẩy mạnh công tác truyền thông pháp luật đến các em học sinh dưới hình thức lồng ghép kiến thức pháp luật vào bài giảng , các hoạt động ngoài giờ lên lớp, sinh hoạt dưới cờ và môn Giáo dục công dân nói riêng giáo dục học sinh hiểu biết và ý thức chấp hành pháp luật .Thông qua các hoạt động trực tiếp trên lớp giáo viên được phân công giảng dạy đã ý thức lồng ghép kiến thức pháp luật với nhiều hình thức khác nhau vào bài giảng như: Trò chơi ô chữ tìm hiểu về quá trình thành lập và ý nghĩa Ngày pháp luật, sắm vai tình huống thực tế rồi đưa ra cách xử lý tình huống phù hợp theo quy định của pháp luật, vẽ tranh về chủ đề ATGT, sưu tầm bài hát ca ngợi pháp luật Việt Nam…

Description: D:\Downloads\IMG_6584.jpgDescription: D:\Downloads\IMG_6341.jpg

Xác định việc tuyên truyền, phổ biến giáo dục kiến thức pháp luật trong nhà trường có vai trò đặc biệt quan trọng, góp phần nâng cao ý thức pháp luật cho các em học sinh - những chủ nhân tương lai của đất nước ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường ngày 26 tháng 3 năm 2024, Trường THCS Thiệu Công đã phối hợp với công an xã tuyên truyền cho các em học sinh trong toàn trường về Luật giao thông đường bộ và phòng chống tội phạm, tai nạn trong trường học.

Tại buổi tuyên truyền, đại diện công an xã Thiệu Công Đại úy Lê Hữu Thuận, đội phó đội cảnh sát giao thông trật tự huyện Thiệu Hoá đã chia sẻ về tình hình trật tự an toàn giao thông trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa và thống kê số vụ tai nạn giao thông trên cả nước mà nguyên nhân chủ yếu là do người tham gia giao thông không chấp hành đúng luật. Để góp phần giảm thiểu số vụ tai nạn, các em học sinh đã được hướng dẫn những kỹ năng tham gia giao thông an toàn như:

Làm thế nào để đi bộ an toàn

* Những điều cần biết khi đi bộ trên đường

- Đi bộ an toàn

- Tuân thủ quy tắc giao thông đường bộ: Đi trên hè phố, đi sát mép đường về phía tay phải, đi đúng phần đường, làn đường dành cho người đi bộ.

- Nắm vững cách qua đường an toàn ở nơi không có điều kiện an toàn (không có vạch kẻ đường, không có đèn tín hiệu, nơi có đoạn đường bộ giao nhau với đường sắt ...)

- Nhận thức được những hành vi đi bộ qua đường không an toàn (vượt qua dải phân cách, đu bám vào phương tiện giao thông đang chạy, qua đường ở gần phía trước hoặc sau xe ô tô đang đỗ)

- Nguyên tắc đi bộ an toàn vào ban đêm (tuân thủ các quy tắc giao thông đường bộ đối với người đi bộ nêu tại Điều 32 Luật Giao thông đường bộ năm 2008; nên mặc đồ phản quang hoặc trang phục sáng màu)

- Đi bộ qua đường an toàn

* Cách phòng tránh:

- Dừng lại bên đường, quan sát hai bên đường, lắng nghe tiếng động cơ ô tô, xe máy cẩn thận.

- Giơ tay ra hiệu xin qua đường và chọn thời điểm thích hợp ( có ít xe qua lại), nhìn bên trái tránh phương tiện cơ giới từ chiều bên trái tới, đi thẳng, đến giữa đường quay sang nhìn bên phải tránh phương tiện cơ giới từ bên phải tới.

- Không được qua đường nơi tầm nhìn bị che khuất.

- Không được qua đường ở gần phía trước và phía sau ô tô đang đỗ

Đi xe đạp an toàn khi tham gia giao thông

* Những điều cần biết khi đi xe đạp trên đường - đi xe đạp an toàn

- Tuân thủ các quy tắc giao thông đường bộ đối với người đi xe đạp

- Nhận thức được những hành vi đi xe đạp không an toàn.

- Nắm rõ các nguyên lí và kĩ năng đi xe an toàn: Kiểm tra xe trước khi đi: độ cao, phanh, chuông...

- Điều khiển xe: trên làn đường bên phải trong cùng, tuân thủ chỉ dẫn của đèn tín hiệu và người điều khiển giao thông, quan sát trước khi di chuyển hướng.

- Nguyên tắc đi xe đạp an toàn vào ban đêm (xe phải có đèn hậu, mặc đồ phản quang hoặc trang phục màu sáng). Lưu ý: Trẻ dưới 16 tuổi không được điều khiển xe đạp máy, xe máy

Khi nào thì được phép đi xe đạp điện, xe máy điện, xe gắn máy an toàn.

- Tuân thủ các quy tắc giao thông đường bộ.

- Nắm rõ những điều cấm khi đi xe mô tô, xe gắn máy

- Cách chọn mũ bảo hiểm: Phải chọn mũ bảo hiểm đạt tiêu chuẩn: mũ phải có tem kiểm định, lớp xốp cứng, dây đeo và khóa chắc chắn...

- Cách đội mũ bảo hiểm đúng qui cách

- Giữ khoảng cách an toàn với xe phía trước

- Chuyển hướng an toàn tại giao lộ

- Vượt xe an toàn

- An toàn đối với người ngồi sau xe mô tô, xe gắn máy (Khi lên xe phải quan sát phía sau và trèo lên xe từ phía tay trái; Ngồi ngay ngắn trên xe phía sau người lái, hai tay bám chặt người ngồi phía trước; Không vung vẩy chân tay, không nghiêng ngả hoặc đứng trên yên xe máy, không ngồi phía trước người lái; Ngồi sau xe máy phải đội mũ bảo hiểm và nên đi giày, dép có cài khóa.)

Đại úy Lê Hữu Thuận, đội phó đội cảnh sát giao thông trật tự huyện Thiệu Hoá

tại buổi tuyên truyền .

Cách đội mũ bảo hiểm khi ngồi trên xe mô tô, xe gắn máy, xe máy điện, xe đạp điện và phân biệt mũ thời trang và mũ bảo hiểm đạt tiêu chuẩn an toàn khi them giao giao thông

- Người điều khiển, người ngồi trên xe mô tô hai bánh, xe mô tô ba bánh, xe gắn máy, xe đạp điện, xe máy điện phải đội mũ bảo hiểm có cài quai đúng quy cách.
- Trẻ em từ 6 tuổi trở lên khi ngồi trên xe mô tô hai bánh, xe mô tô ba bánh, xe gắn máy, xe đạp điện, xe máy điện phải đội mũ bảo hiểm.

Tại buổi tuyên truyền đại diện học sinh đã kí cam kết thực hiện tốt pháp luậ và luật an toàn giao thông đúng quy định .



Qua buổi tuyên truyền, giáo dục pháp luật góp phần giúp các em học sinh nâng cao hiểu biết và ý thức chấp hành pháp luật, rèn luyện đạo đức, trau dồi kỹ năng sống. Đồng thời, hình thành thói quen chủ động học tập, tìm hiểu pháp luật, nâng cao ý thức tuân thủ, chấp hành pháp luật, giảm thiểu hành vi vi phạm, lệch chuẩn ở lứa tuổi vị thành niên và ngăn ngừa tệ nạn xã hội xâm phạm vào học đường.

Trường THCS Thiệu Công.

CÔNG KHAI TIẾN ĐỘ GIẢI QUYẾT TTHC

CHI TIẾT