BẢN TIN NỘI BỘ THÁNG 4 NĂM 2024

Đăng lúc: 08/05/2024 (GMT+7)
100%

Description: https://thieuhoa.thanhhoa.gov.vn/portal/Photos/2024-05-08/9c6a6095ed17870dBTNB%20t4t.jpg

HƯỚNG DẪN - CHỈ ĐẠO

THỂ LỆ

Cuộc thi sáng tác ca khúc về Thiệu Hóa

I. NỘI DUNG CUỘC THI VÀ ĐỐI TƯỢNG THAM GIA

1. Nội dung tác phẩm dự thi:

- Viết về những nét đặc trưng truyền thống lịch sử văn hóa, cách mạng, cảnh sắc thiên nhiên, các địa danh trên địa bàn Thiệu Hóa; danh nhân quê hương Thiệu Hóa gắn bó, có nhiều công lao đóng góp cho sự phát triển của Thiệu Hóa; những kỷ niệm sâu sắc, tình cảm, tình yêu vùng đất, con người, quê hương Thiệu Hóa.

- Ca ngợi truyền thống quê hương, tinh thần yêu nước, tình yêu lứa đôi, tình yêu thương con người Thiệu Hóa; tinh thần lao động sáng tạo, ý chí vươn lên, những nỗ lực phấn đấu và thành đạt của các trí thức, doanh nhân, công nhân, nông dân, nhà quản lý, học sinh, các tầng lớp Nhân dân trong huyện và những người quê Thiệu Hóa ở khắp mọi miền đất nước và ở nước ngoài.

- Ca ngợi tiềm năng, thế mạnh, những thành tựu, sự đổi mới và phát triển của của huyện Thiệu Hóa; cổ vũ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa quê hương và phong trào xây dựng đời sống văn hóa mới, xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh, phát triển huyện Thiệu Hóa ngày càng giàu đẹp, văn minh, hướng đến trở thành thị xã, thành phố.

2. Đối tượng tham gia:

- Các nhạc sĩ, nghệ sĩ chuyên và không chuyên; các tập thể, cá nhân, công dân Việt Nam trên mọi miền Tổ quốc.

- Thành viên Ban Tổ chức, Hội đồng Giám khảo, Tổ Thư ký Cuộc thi không được gửi bài tham gia xét giải thưởng(nhưng có thể gửi tác phẩm hưởng ứng, những tác phẩm đạt chất lượng cao Ban Tổ chức Cuộc thi báo cáo Ban Chỉ đạo Cuộc thi xét tặng thưởng riêng mà không đưa vào cơ cấu giải thưởng).

II. QUY ĐỊNH TÁC PHẨM, TÁC GIẢ DỰ THI

1. Thể loại, số lượng tác phẩm dự thi:

- Ca khúc theo phong cách âm nhạc truyền thống và hiện đại. Không nhận ca khúc trào phúng.

- Mỗi tác giả, nhóm tác giả được phép dự thi tối đa 3 tác phẩm. Các tác phẩm khác nhau của cùng một tác giả, nhóm tác giả tham gia dự thi phải sử dụng cùng một tên một tác giả, nhóm tác giả.

2. Quy định về tác phẩm dự thi và quyền tác giả:

- Các tác phẩm tham gia dự thi sáng tác ca khúc về Thiệu Hóa phải bảo đảm nội dung tư tưởng phù hợp với chủ trương, đường lối của Đảng, Nhà nước, đạo đức xã hội và thuần phong mỹ tục của dân tộc Việt Nam; ca từ trong sáng, thể hiện được truyền thống lịch sử, bản sắc văn hóa, giá trị cao đẹp về cuộc sống, dấu ấn về vùng đất và con người, cảnh quan thiên nhiên, quá trình xây dựng và phát triển quê hương Thiệu Hóa, thông điệp về tương lai phát triển của huyện trong thời kỳ mới.

- Tác phẩm dự thi phải là ca khúc sáng tác mới, chưa tham gia cuộc thi nào trong và ngoài nước và chưa công bố dưới bất kỳ hình thức nào. Ban Tổ chức sẽ không xét, chấm giải đối với tác phẩm sao chép, mô phỏng ý tưởng và giai điệu, lời ca của các tác giả khác trong và ngoài nước.

- Ca khúc dự thi không có sự tranh chấp về bản quyền tác phẩm, quyền tác giả. Tác giả dự thi chịu trách nhiệm về bản quyền tác phẩm dự thi của mình theo quy định của pháp luật. Nếu phát hiện tác phẩm đạt giải vi phạm quy định về quyền tác giả, quyền liên quan, Ban Tổ chức sẽ thu hồi giải thưởng và thông báo rộng rãi trên các phương tiện thông tin đại chúng.

- Mỗi tác phẩm dự thi được thể hiện bằng bản ký âm, ghi đầy đủ phần nhạc và phần lời tiếng Việt, đánh máy hoặc viết tay rõ ràng trên khổ giấy A4, kèm theo bản thu âm ca khúc. Khuyến khích các tác giả tham gia dự thi gửi kèm clip hoặc MV tác phẩm dự thi.

- Bản quyền ca khúc thuộc về tác giả tham dự cuộc thi. Các cơ quan, đơn vị, tập thể, cá nhân thuộc huyện Thiệu Hóa có quyền sử dụng tất cả các tác phẩm dự thi trong các chương trình văn hóa nghệ thuật hoặc sự kiện chính trị của huyện để phục vụ các nhiệm vụ chính trị, xã hội, hoạt động tuyên truyền, xuất bản dưới mọi hình thức mà không phải trả tiền nhuận bút tác phẩm.

- Ban Tổ chức không gửi trả hồ sơ tác phẩm đã tham gia cuộc thi; tổ chức, cá nhân tham gia dự thi liên hệ với Ban Tổ chức để nhận lại tác phẩm đã gửi dự thi nếu có nhu cầu. Ban Tổ chức không chịu trách nhiệm về các tác phẩm gửi tham gia không đúng Thể lệ và thời gian quy định; tác phẩm bị thất lạc, hư hỏng hoặc kém chất lượng trong quá trình tác giả gửi tác phẩm tham gia.

3. Trách nhiệm của tác giả có tác phẩm dự thi:

- Tác giả chịu trách nhiệm về quyền tác giả, các quyền liên quan theo quy định của pháp luật. Trường hợp có tranh chấp hoặc vi phạm quy định về quyền tác giả, quyền liên quan, vi phạm Thể lệ Cuộc thi tác giả chịu hoàn toàn trách nhiệm; Ban Tổ chức sẽ thu hồi giải thưởng và giấy chứng nhận đồng thời thông báo rộng rãi trên các phương tiện thông tin đại chúng.

- Việc nộp ca khúc tham gia Cuộc thi khẳng định tác giả đã tự nguyện chấp nhận mọi quy định trong Thể lệ Cuộc thi và chuyển giao quyền sử dụng tác phẩm cho Ban Tổ chức cuộc thi.

- Các tác giả có tác phẩm được chọn vào Chung kết có trách nhiệm phối hợp cùng với Ban Tổ chức về ý tưởng dàn dựng, công bố tác phẩm (Ban Tổ chức Cuộc thi chịu trách nhiệm kinh phí dàn dựng và mời ca sĩ thể hiện tác phẩm đạt giải trong Lễ tổng kết, trao giải Cuộc thi).

- Giá trị giải thưởng sẽ được trao trực tiếp cho tác giả có tác phẩm dự thi đạt giải hoặc người được tác giả đạt giải ủy quyền khi kết thúc Cuộc thi. Trường hợp tác giả không có điều kiện tham dự lễ trao giải, Ban Tổ chức sẽ gửi Giấy chứng nhận đạt giải qua đường bưu điện và giải thưởng qua số tài khoản ngân hàng của tác giả, nhóm tác giả.

- Chi phí nhận giải và các khoản thuế thu nhập liên quan đến giải thưởng được thực hiện theo quy định của pháp luật; do tổ chức, cá nhân đạt giải chi trả.

III. HỒ SƠ DỰ THI, ĐỊA CHỈ NHẬN TÁC PHẨM DỰ THI, THỜI GIAN TRIỂN KHAI CUỘC THI

1. Hồ sơ tác phẩm dự thi:

Mỗi tác phẩm dự thi gửi 01 hồ sơ về Ban Tổ chức gồm:

- 01 Phiếu đăng ký dự thi theo mẫu đính kèm Thể lệ Cuộc thi(bản Scan file PDF nếu gửi qua đường thư điện tử).

- 01 bản ký âm, ghi đầy đủ phần nhạc và lời tiếng Việt, đánh máy hoặc chép tay rõ ràng trên khổ A4, ghi rõ tác giả phần lời và phần nhạc; trường hợp có đồng tác giả thì ghi đầy đủ thông tin của các tác giả(bản Scan file PDF nếu gửi qua đường thư điện tử).

- 01 bản thu âm ca khúc dự thi theo định dạng file mp3 gửi qua gmail(lưu trữ trong thiết bị USB hoặc đĩa CD nếu gửi qua đường bưu điện).Khuyến khích các tác giả tham gia dự thi thu âm ca khúc đã hòa âm, phối khí, kèm clip hoặc MV tác phẩm dự thi.

- 01 bản thoả thuận của tập thể các tác giả, cá nhân ủy quyền cho một nhóm tác giả, cá nhân đứng ra đại diện tham dự đối với tác phẩm có nhiều tác giả(bản Scan file PDF nếu gửi qua đường thư điện tử).

- Hồ sơ dự thi nếu gửi qua đường bưu điện được đựng trong 01 bì thư và ghi rõ: Tác phẩm tham gia cuộc thi sáng tác ca khúc về Thiệu Hóa.

2. Địa chỉ nhận tác phẩm dự thi:

Ban Tuyên giáo Huyện ủy Thiệu Hóa.

Số 233, Quốc lộ 45, Tiểu khu 2, thị trấn Thiệu Hóa, huyện Thiệu Hóa, tỉnh Thanh Hóa. Địa chỉ thư điện tử:bantuyengiaothieuhoa@gmail.com, điện thoại liên hệ 0914318172, bà Nguyễn Thị Hà.

3. Thời gian, tiến độ triển khai Cuộc thi:

- Thời gian phát động cuộc thi:Ngày 08/4/2024.

- Thời gian tiếp nhận tác phẩm dự thi:Từ ngày ban hành Thể lệ Cuộc thi đến 17 giờ ngày 10/7/2024 (tính theo dấu bưu điện).

- Thời gian tổ chức chấm sơ khảo, chọn tác phẩm vào Chung kết:Từ 11/7/2024 đến 20/7/2024.

- Thời gian công bố các tác phẩm lọt vào Chung kết:Ngày 21/7/2024.

- Thời gian đưa các tác phẩm lọt vào Chung kết Cuộc thi lên trang Thông tin điện tử huyện và Đài Truyền thanh huyện để thính giả bình chọn:Từ 21/7/2024 đến 05/8/2024.

- Thời gian chấm Chung kết:Từ 25/7/2024 đến 05/8/2024.

- Thời gian dàn dựng, luyện tập để giới thiệu các ca khúc:Từ 06/8/2024 đến 18/8/2024.

-Thời gian tổng kết, trao giải Cuộc thikết hợp với đêm nhạc giới thiệu các ca khúc đạt giải vào dịp kỷ niệm 79 năm Ngày Cách mạng tháng Tám thành công (19/8) và Ngày Quốc khánh (02/9): Dự kiến ngày 19/8/2024.

IV. XÉT CHỌN GIẢI THƯỞNG, CƠ CẤU GIẢI THƯỞNG

1. Hội đồng Giám khảo:

Hội đồng Giám khảo là những người có uy tín, có kinh nghiệm và chuyên môn sâu về âm nhạc, nghệ thuật, có khả năng và chịu trách nhiệm đánh giá chính xác nhất về những tác phẩm dự thi.

2. Cách thức chấm điểm và xét chọn giải thưởng:

- Những hồ sơ dự thi không bảo đảm điều kiện theo quy định tại Thể lệ sẽ không được đưa vào chấm chọn(những tác phẩm này, nếu có, sẽ được Ban Tổ chức thông báo đến tác giả).

- Nguyên tắc chấm:

+ Chính xác, trung thực, khách quan, công bằng (Ban Tổ chức sẽ mã số hóa bằng số báo danh các tác phẩm dự thi để đảm bảo tính khách quan).

+ Từng thành viên giám khảo sẽ chấm chọn độc lập và bỏ phiếu kín.

- Điểm của từng tác phẩm là điểm trung bình cộng của các thành viên Hội đồng(thang điểm chấm do Hội đồng Giám khảo quy định).

- Hội đồng Giám khảo sẽ chấm 02 vòng:

+Vòng Sơ khảo: Chấm điểm các tác phẩm tham gia dự thi,chọn 10 tác phẩm có số điểm từ cao xuống thấp vào vòng Chung kết, đăng tải trên trang trang Thông tin điện tử huyện Thiệu Hóa và Đài Truyền thanh Thiệu Hóa để thính giả bình chọn.

+ Vòng Chung kết: Chấm chọn 10 tác phẩm để trao giải.

3. Cơ cấu giải thưởng(kèm Giấy chứng nhận của Ban Tổ chức Cuộc thi):

- 01 giải Nhất trị giá 50 triệu đồng;

- 02 giải Nhì mỗi giải trị giá 30 triệu đồng;

- 03 giải Ba mỗi giải trị giá 20 triệu đồng;

- 04 giải Khuyến khích mỗi giải 05 triệu đồng;

- 01 giải Thính giả yêu thích và bình chọn trị giá 05 triệu đồng.

Trong quá trình tổ chức thực hiện, Ban Tổ chức Cuộc thi có thể điều chỉnh Thể lệ Cuộc thi bảo đảm phù hợp với tình hình thực tiễn triển khai.

BTC CUỘC THI SÁNG TÁC CA KHÚC VỀ THIỆU HÓA

TIN TỨC - SỰ KIỆN NỔI BẬT

TÌNH HÌNH KINH TẾ - XÃ HỘI, CÔNG TÁC XÂY DỰNG ĐẢNG VÀ HỆ THỐNG CHÍNH TRỊ

3 THÁNG ĐẦU NĂM 2024

1. Lĩnh vực kinh tế

- Sản xuất nông nghiệp duy trì ổn định:Sản xuất vụ Đông đạt 1.964ha, bằng 95,8% so với kế hoạch (KH), tăng 1,3% so với cùng kỳ (CK); sản lượng lương thực có hạt được 2.815 tấn đạt 98,8% so với kế hoạch; vụ Chiêm xuân đạt 9.262,2ha bằng 100,1% KH, giảm 0,3% so với CK; diện tích cây trồng liên kết sản xuất và bao tiêu sản phẩm đạt 370ha.

- Xây dựng Nông thôn mới, đô thị văn minh, chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) tiếp tục được quan tâm chỉ đạo.Trong quý I, có thêm 01 xã và 09 thôn đạt chuẩn NTM kiểu mẫu được công nhận; lũy kế đến nay toàn huyện có 2 xã NTM kiểu mẫu, 05 xã NTM nâng cao, 57 thôn NTM kiểu mẫu; 02 xã(xã Thiệu Lý, xã Thiệu Giao)đã được các ngành của tỉnh thẩm định đạt 19/19 tiêu chí NTM nâng cao, dự kiến được Hội đồng thẩm định tỉnh thông qua vào đầu tháng 4/2024. Các phong trào hiến đất, mở đường, trồng cây xanh, chỉnh trang cảnh quan nông thôn, đô thị được triển khai thực hiện có hiệu quả; trong quý I, có 347 hộ đã hiến 5.072m2đất ở, Nhân dân đóng góp 3.269 ngày công, 4.249 triệu đồng tiền mặt, nâng cấp 9.012m đường giao thông, trong đó có 1.662m được thảm nhựa Asphalt, xây dựng 10.049m tường rào kiểu mẫu, nâng cấp 3.200m đường điện chiếu sáng tạo sự chuyển biến tích cực về cảnh quan, hạ tầng, nhất là hạ tầng giao thông nông thôn; có thêm 01 sản phẩm hoàn chỉnh hồ sơ để công nhận sản phẩm OCOP(Kiệu muối xã Thiệu Toán).

- Công nghiệp, xây dựng, dịch vụ, thương mại được chú trọng, đã thẩm định 36 dự án, triển khai công tác chuẩn bị đầu tư cho 41 dự án, đẩy nhanh tiến độ 27 dự án dở dang và khởi công mới 06 dự án đầu tư xây dựng từ nguồn vốn đầu tư công; nhìn chung, tiến độ triển khai các Dự án cơ bản đảm bảo, các dự án đầu tư công, nhất là dự án giao thông trọng điểm được tập trung đẩy nhanh tiến độ. Phối hợp với chủ đầu tư tổ chức thành công Lễ động thổ Dự án đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật Cụm công nghiệp Ngọc Vũ; khẩn trương lập quy hoạch phân khu tỷ lệ 1/2000 khu công nghiệp Giang Quang Thịnh. Huy động vốn đầu tư đạt 902,7 tỷ đồng, đạt 21% kế hoạch và tăng 8,2% so với cùng kỳ. Thành lập mới được 12 doanh nghiệp, đạt 14,1% kế hoạch huyện giao và 21,8% kế hoạch tỉnh giao. Tổng mức bán lẻ hàng hóa và dịch vụ ước đạt 2.001 tỷ đồng, tăng 15,6% so với cùng kỳ. Tổng giá trị xuất khẩu ước đạt 11.542 nghìn USD, tăng 12,5% so với cùng kỳ.

- Giải ngân vốn đầu tư công:Các dự án đầu tư công trọng điểm đã được khởi động, triển khai thi công. Giải ngân vốn đầu tư công đạt kết quả tích cực, thuộc nhóm đầu trong tỉnh. Tổng số vốn tỉnh quản lý đã giải ngân được 98.942 triệu đồng, đạt 30,5% KH(đứng thứ 5 toàn tỉnh).

-Công tác quản lý ngân sách nhà nước:Ước thu NSNN 03 tháng đầu năm đạt 230.746 triệu đồng, đạt 88% tỉnh giao, 39% huyện giao, trong đó: Thu tiền sử dụng đất 206.455 triệu đồng đạt 115% tỉnh giao, đạt 41% huyện giao; thu nội địa còn lại 24.291 đạt 30% tỉnh, huyện giao; thu điều tiết ngân sách địa phương ước đạt 157.540 triệu đồng, đạt 36% dự toán huyện giao.

-Công tác quản lýnhà nước về tài nguyên, môi trường được tập trung thực hiện.Kế hoạch sử dụng đất của huyện được UBND tỉnh phê duyệt; ban hành Quyết định thu hồi đất, Quyết định phê duyệt Phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư, chi trả kinh phí bồi thường cho hộ dân bị nhà nước thu hồi đất trong phạm vi ảnh hưởng của 11 dự án với tổng diện tích 93,063ha, đạt 61,6% KH tỉnh giao; ngoài ra đã thông báo thu hồi đất 06 dự án với tổng diện tích là 34,3ha. Công tác quản lý tài nguyên đất đai, tài nguyên khoáng sản và bảo vệ môi trường trên địa bàn huyện tiếp tục được duy trì ổn định.

2. Lĩnh vực văn hóa - xã hội

-Giáo dục và đào tạo được quan tâm, chất lượng giáo dục, nhất là giáo dục mũi nhọn đạt kết quả tốt. Có 75 em học sinh đạt giải kỳ thi chọn HSG cấp tỉnh lớp 9 năm học 2023 - 2024 với 03 giải Nhất, 23 giải Nhì, 20 giải Ba và 29 giải Khuyến khích. Tổ chức thành công Lễ tuyên dương, khen thưởng cho 112 giáo viên, 182 học sinh đạt thành tích trong các kỳ thi học sinh giỏi năm học 2023 - 2024 và phát động Tết khuyến học, khuyến tài năm 2024, huy động được gần 300 triệu đồng, tạo không khí thi đua dạy tốt, học tốt trong toàn ngành Giáo dục. Ban hành Kế hoạch thành lập Quỹ khuyến học, khuyến tài Lê Văn Hưu huyện Thiệu Hóa.

- Văn hóa thông tin, thể dục thể thao diễn ra sôi nổi.Tập trung thực hiện tốt công tác tuyên truyền các hoạt động mừng Đảng, mừng Xuân, các ngày lễ kỷ niệm lớn, các nhiệm vụ chính trị của tỉnh, huyện và địa phương như: Kỷ niệm 94 năm Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (03/02/1930 - 03/02/2024); Lễ đón nhận di sản văn hóa phi vật thể quốc gia “Múa đèn xếp chữ, hát chèo chải cổ trong Lễ hội Ngư Võng phường” xã Thiệu Quang; Lễ giao nhận quân năm 2024. Ban hành kế hoạch Tổ chức các hoạt động kỷ niệm 702 năm ngày mất Nhà Sử học Lê Văn Hưu, chào mừng ngày giải phóng miền Nam thống nhất đất nước (30/4), ngày Quốc tế Lao động (01/5). Tổ chức thành công Hội thao “Mừng Đảng, mừng Xuân”; Lễ phát động toàn dân rèn luyện thân thể theo gương Bác Hồ vĩ đại, ngày chạy Olympic vì sức khoẻ toàn dân và giải việt dã lần thứ II năm 2024 với 100% xã, thị trấn tổ chức tại cơ sở và tham dự tại cấp huyện.... Tham gia liên hoan văn hóa các dân tộc tỉnh Thanh Hóa lần thứ XX - năm 2024, đạt 3 giải A, 2 giải B.

- Y tế:Công tác phòng, chống dịch bệnh ở người, chăm sóc sức khỏe, khám chữa bệnh cho Nhân dân được chú trọng; quản lý nhà nước về vệ sinh an toàn thực phẩm trên địa bàn huyện được tăng cường, đặc biệt trong dịp Tết Nguyên đán Giáp Thìn năm 2024. Tỷ lệ bao phủ BHYT toàn huyện ước tính quý I năm 2024 là 89,62% đạt 94,3% KH.

-Lao động - TBXH:Các chính sách an sinh xã hội được thực hiện đầy đủ, kịp thời, nhất là các đối tượng thương binh, bệnh binh, thân nhân liệt sỹ, gia đình người có công với các mạng, đối tượng bảo trợ xã hội, người nghèo, người yếu thế trong xã hội. Các cấp ủy, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức chính trị - xã hội, các doanh nghiệp, các nhà hảo tâm đã trao đã trao 25.450 suất quà với trị giá hơn 11,6 tỷ đồng trong dịp Tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024. Công tác giảm nghèo được đẩy mạnh, chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững được triển khai rộng rãi, trong quý I, trên địa bàn huyện không phát sinh thêm hộ nghèo (số hộ nghèo hiện nay là 264 hộ, tỷ lệ 0,58%). Đã phối hợp với Tập đoàn Huali tuyển dụng (đợt 1) 500 công nhân cho nhà máy Giày dép xuất khẩu ALIVIA.

3. Quốc phòng, an ninh trật tự trên địa bàn duy trì ổn định

Các lực lượng vũ trang thường xuyên theo dõi, nắm chắc tình hình địa bàn, xử lý kịp thời các vấn đề phát sinh. Đã tổ chức thành công Lễ giao 188 công dân lên đường nhập ngũ, trong đó 168 thanh niên thực hiện nghĩa vụ quân sự và 20 tham gia nghĩa vụ công an; tổ chức tốt Lễ ra quân huấn luyện năm 2024 và tiếp tục chuẩn bị các điều kiện cho diễn tập KVPT huyện năm 2024.

Lực lượng Công an tăng cường chỉ đạo, kiểm tra công tác phòng, chống cháy nổ, ngăn chặn các hành vi tàng trữ, buôn bán, vận chuyển, sử dụng pháo trái phép trong dịp trước, trong và sau Tết Nguyên đán, trong dịp Tết không xảy ra tình trạng đốt pháo trái phép, không xảy ra vi phạm trật tự an toàn xã hội và tai nạn giao thông; đã giải quyết 30 vụ việc vi phạm pháp luật liên quan đến trật tự xã hội, trật tự công cộng, ma tuý, buôn bán hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ...; xảy ra 05 vụ tai nạn giao thông, làm chết 02 người, bị thương 05 người (tăng 02 vụ, 02 người bị thương, giảm 01 người chết so với CK).

4. Công tác xây dựng Đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội.

-Về thực hiện Chương trình công tác: Ngay từ đầu năm, Ban Thường vụ Huyện ủy đã bám sát quy chế làm việc, chương trình công tác, tập trung lãnh đạo, chỉ đạo cấp ủy, chính quyền các cấp triển khai, thực hiện quyết liệt, nghiêm túc các mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp mà Nghị quyết số 13-NQ/HU ngày ngày 08/12/2023 của Ban Chấp hành Đảng bộ huyện về mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp chủ yếu năm 2024 đề ra. Trong quý I, Ban Thường vụ Huyện ủy đã cho ý kiến thống nhất thông qua 8/30 chương trình, đề án trọng tâm đạt 26,6% theo KH năm 2024; ban hành 384 văn bản lãnh đạo, chỉ đạo trên các mặt công tác của Đảng bộ. Các đồng chí Thường trực Huyện ủy, Ủy viên Ban Thường vụ Huyện ủy đã có 48 lượt đi cơ sở để đôn đốc tiến độ xây dựng NTM nâng cao, kiểu mẫu, đô thị văn minh giải quyết các khó khăn vướng mắc của địa phương.

- Công tác chính trị tư tưởng:Ban Chấp hành, Ban Thường vụ Huyện ủy đã quán triệt, triển khai kịp thời các văn bản của Trung ương, của Tỉnh ủy. Tổ chức cho cán bộ, đảng viên tham gia Hội nghị trực tuyến toàn tỉnh nghiên cứu, quán triệt chuyên đề học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh và phát động thi đua năm 2024 với số lượng 5.253 người tham gia tại 30 điểm cầu trong toàn huyện; công tác tuyên truyền kỷ niệm các ngày lễ lớn và sự kiện lịch sử quan trọng trong năm 2024 được quan tâm. Đã tổ chức Hội thảo (lần 1) cuốn Lịch sử Đảng bộ huyện giai đoạn 1930 - 2020; phát động cuộc thi sáng tác các ca khúc về Thiệu Hóa nhằm tuyên truyền, nâng cao nhận thức, lòng tự hào về truyền thống văn hóa, lịch sử cách mạng của quê hương cho Nhân dân.

- Công tác tổ chức, cán bộ:Ban Thường vụ Huyện ủy đã thực hiện quy trình và gửi hồ sơ đề nghị BTV Tỉnh ủy chỉ định 03 Ủy viên Ban Chấp hành Đảng bộ huyện nhiệm kỳ 2020 - 2025; ban hành các Quyết định về công tác cán bộ cho các đồng chí thuộc diện BTV Huyện ủy quản lý(trong đó: điều động, chỉ định 19 đồng chí; giới thiệu cán bộ ứng cử 30 đồng chí);chỉ định cấp ủy viên cơ sở 03 đồng chí; thống nhất chủ trương giới thiệu nhân sự ứng cử chức vụ Chủ tịch Mặt trận Tổ quốc đối với các xã, thị trấn; thực hiện quy trình nhân sự bầu bổ sung Bí thư chi bộ Thi hành án dân sự huyện, nhiệm kỳ 2020 - 2025; thẩm định hồ sơ kết nạp 136 quần chúng ưu tú vào Đảng, đạt 42,2% KH, chuyển sinh hoạt Đảng cho 60 đảng viên theo quy định.

- Công tác kiểm tra, giám sát và thi hành kỷ luật Đảng:Lãnh đạo, chỉ đạo UBKT Huyện ủy hướng dẫn, thẩm định chương trình công tác kiểm tra, giám sát năm 2024 của đảng ủy và UBKT đảng ủy cơ sở. Tiến hành thẩm định nhân sự điều động, bổ nhiệm, ứng cử chức vụ diện Ban Thường vụ Huyện ủy quản lý để thực hiện quy trình trong công tác cán bộ theo quy định; công khai kê khai tài sản thu nhập đối với các đồng chí diện Ban Thường vụ Tỉnh ủy quản lý, báo cáo Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy theo quy định; hướng dẫn bầu UBKT Đảng ủy thị trấn sau khi sáp nhập xã Thiệu Phú vào thị trấn Thiệu Hóa.

- Công tác dân vận:Cấp ủy đảng, chính quyền tích cực tuyên truyền, vận động, nắm bắt tình hình Nhân dân, người lao động, kịp thời tham mưu cho cấp ủy, chính quyền lãnh đạo, chỉ đạo đảm bảo ổn định tình hình cơ sở, phục vụ Nhân dân vui Xuân, đón Tết. Tiếp tục đẩy mạnh tuyên truyền vận động Nhân dân trong công tác giải phóng mặt bằng thực hiện các dự án, Nhân dân tham gia hiến đất mở rộng đường giao thông nông thôn; gặp gỡ, động viên thanh niên lên đường nhập ngũ, làm nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc. Tổ chức gặp mặt Bí thư chi bộ, Trưởng thôn (tiểu khu) nhân dịp đầu Xuân Giáp Thìn năm 2024.

- Hoạt động của HĐND - UBND huyện:Công tác quản lý nhà nước trên các lĩnh vực được tăng cường; thực hiện chấn chỉnh kỷ luật, kỷ cương hành chính trong các cơ quan, đơn vị để nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý của chính quyền; công tác thu hoạch vụ Đông, gieo trồng vụ Chiêm Xuân; đẩy nhanh tiến độ xây dựng các công trình, dự án trọng điểm đang thi công; thực hiện đầy đủ, kịp thời các chính sách an sinh xã hội.

HĐND huyện tăng cường công tác giám sát, đôn đốc UBND huyện, các cơ quan, đơn vị thực hiện các Nghị quyết của HĐND và giải quyết các ý kiến, kiến nghị của cử tri. Tổ chức tốt Kỳ họp thứ 23 (kỳ họp chuyên đề) để xem xét, quyết định các nội dung theo thẩm quyền. Đăng cai tổ chức thành công Giao ban giữa Thường trực HĐND 15 huyện.

- Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội:Kịp thời nắm bắt tình hình đời sống Nhân dân, tổ chức thăm hỏi, tặng quà cho hội viên, đoàn viên có hoàn cảnh khó khăn dịp Tết Nguyên đán Giáp Thìn; tổ chức thành công Hội nghị gặp mặt Bí thư, trưởng thôn nhân dịp đầu Xuân Giáp Thìn; tổ chức các Đoàn Lãnh đạo huyện dự các cuộc gặp mặt của Hội đồng hương Thiệu Hóa tại Hà Nội và thành phố Thanh Hóa; chỉ đạo 24/24 xã, thị trấn tổ chức thành công Đại hội MTTQ cấp cơ sở, nhiệm kỳ 2024 - 2029.Đoàn thanh niêncác cấp tổ chức được nhiều hoạt động ý nghĩa kỷ niệm 93 năm Ngày thành lập Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh; tập trung chỉ đạo Đại hội Hội LHTN cấp cơ sở nhiệm kỳ 2024 - 2029, đến nay có 08/24 đơn vị đã tổ chức.Hội Liên hiệp Phụ nữđã trồng mới 5km đường hoa, hàng rào xanh, công nhận thêm 46 mô hình “Nhà sạch - Vườn đẹp”; vận động xây dựng được 45 hố xử lý rác và 409 thùng phân loại rác; phát động mô hình “Ngôi nhà phế liệu”, trao 24 ngôi nhà phế liệu cho 24 đơn vị với tổng trị giá 60 triệu đồng; tổ chức các hoạt động chào mừng ngày Quốc tế phụ nữ 8/3.Liên đoàn Lao động huyệntổ chức chương trình “Tết sum vầy - Xuân chia sẻ” trao gần 600 suất quà cho đoàn viên người lao động có hoàn cảnh khó khăn với tổng số tiền 465 triệu đồng; phối hợp tổ chức thành công Hội nghị chuyên đề “Phụ nữ - Gia đình trong thời đại mới” với hơn 300 cán bộ, đoàn viên, người lao động tham gia.Hội Nông dân huyệnphối hợp tổ chức hội nghị tập huấn kỹ thuật xây dựng nhà màng, thủ tục chuyển đổi cây trồng, hỗ trợ vay vốn cho cán bộ, hội viên, nông dân và giải bóng chuyền “Bông lúa vàng”, giải bóng đá và trưng bày sách báo, ấn phẩm “Mừng Đảng - Mừng Xuân” Giáp Thìn 2024; tuyên truyền vận động 23 hội viên nông dân đăng ký xây dựng trên 40.000m2nhà màng để trồng các loại cây có giá trị kinh tế cao; tổ chức Hội nghị chuyên đề bàn nhiệm vụ, giải pháp cách xử lý mùi chất thải trong chăn nuôi trên địa bàn huyện.Hội Cựu chiến binh huyệntiếp tục làm tốt công tác vận động cán bộ, hội viên gương mẫu đi đầu trong các phong trào, các cuộc vận động “Đoàn kết xây dựng NTM, đô thị văn minh”, “Cựu chiến binh chung sức xây dựng NTM nâng cao - NTM kiểu mẫu”.

Nguồn: Văn phòng Huyện ủy

BẢO VỆ NỀN TẢNG TƯ TƯỞNG CỦA ĐẢNG,

ĐẤU TRANH PHẢN BÁC CÁC QUAN ĐIỂM SAI TRÁI THÙ ĐỊCH

NHẬN DIỆN VÀ XÂY DỰNG LUẬN CỨ ĐẤU TRANHPHẢN BÁC QUAN ĐIỂM SAI TRÁI,

XUYÊN TẠC CỦA CÁC THẾ LỰC THÙ ĐỊCH, PHẢN ĐỘNG, PHẦN TỬ CƠ HỘI

Bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch là nội dung cơ bản, hệ trọng, có ý nghĩa sống còn của công tác xây dựng, chỉnh đốn Ðảng; là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu của cả hệ thống chính trị, của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta. Trong giai đoạn hiện nay, để tăng cường và không ngừng nâng cao hiệu quả công tác này, cần nhận diện rõ bối cảnh mới, những âm mưu, thủ đoạn của các thế lực thù địch, phản động, từ đó đề ra định hướng, giải pháp phù hợp.

Nhận diện để đấu tranh

Nhận diện rõ những âm mưu, thủ đoạn, các quan điểm sai trái, xuyên tạc của các thế lực thù địch, phản động tấn công vào nền tảng tư tưởng, chủ trương, đường lối của Đảng và chính sách, pháp luật của Nhà nước. Có thể nói, nắm bắt những âm mưu, thủ đoạn, phương thức, hình thức chống phá của các thế lực thù địch, phản động và các phần tử cơ hội chính trị là nhiệm vụ đầu tiên để nhận diện rõ các đối tượng này, nhất là khi chúng là những kẻ thù giấu mặt, cơ hội chính trị, lợi dụng dân chủ, tự do ngôn luận, tự do báo chí, để từ đó, chúng ta có đối sách, phương pháp đấu tranh phù hợp, đạt hiệu quả cao.

Thứ nhất, các thế lực thù địch, phản động tấn công trực diện vào nền tảng tư tưởng của Đảng nhằm bác bỏ, phủ nhậnChủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, hệ thống quan điểm, đường lối của Đảng. Thủ đoạn mới của chúng là chuyển từ bôi nhọ bằng luận điệu “du nhập ngoại lai”, “nhập khẩu lý luận” sang đánh tráo, thay thế các khái niệm, thổi phồng cái gọi là “chủ thuyết phát triển mới”, đối lập Chủ nghĩa Mác với Chủ nghĩa Lênin, kêu gọi dùng “Chủ nghĩa Hồ Chí Minh” để thay thế Chủ nghĩa Mác - Lênin mà cố tình lờ đi một sự thật hiển nhiên, rõ ràng rằng, tư tưởng Hồ Chí Minh là sự vận dụng và phát triển sáng tạo Chủ nghĩa Mác - Lênin vào thực tiễn cụ thể của Việt Nam. Chúng trích dẫn một cách cắt xén, nửa vời những quan điểm của Chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đan cài gài bẫy bằng những quan điểm giả danh mác-xít, làm cho người đọc mất phương hướng, lẫn lộn, không phân biệt được đúng, sai. Chúng rêu rao rằng, Đảng và Nhà nước Việt Nam, giới lý luận và các nhà khoa học của ta đã dịch sai, hiểu sai quan điểm của Mác, Ph.Ăng-ghen; đồng thời, chúng diễn giải lại theo cách hiểu xuyên tạc, méo mó, hòng làm cho cán bộ, đảng viên và Nhân dân hoang mang, dao động, suy giảm niềm tin vào sự lãnh đạo của Đảng, vào chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta. Cùng với việc công kích trực tiếp vào Chủ nghĩa Mác -Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, chúng còn đẩy mạnh tuyên truyền, cổ xúy du nhập các trào lưu tư tưởng cực đoan, chủ nghĩa dân túy, chủ nghĩa thực dụng, chủ nghĩa dân tộc cực đoan từ bên ngoài, kết hợp với kích động chủ nghĩa cá nhân, chủ nghĩa cơ hội, chủ nghĩa bè phái, chủ nghĩa hưởng lạc từ bên trong, nhằm thúc đẩy “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong hệ thống chính trị và xã hội.

Thứ hai, các thế lực thù địch, phản động phủ nhận, hạ thấp vai trò lãnh đạo của Đảng và thể chế chính trị XHCN bằng các luận điệu xuyên tạc như: Đảng tự cho mình đứng trên tất cả; Đảng cầm quyền phi chính danh, không còn mang bản chất cách mạng của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và của dân tộc. Chúng xuyên tạc các sự kiện lịch sử của cách mạng Việt Nam; cổ xúy “phi chính trị hóa” lực lượng vũ trang, đòi từ bỏ sự lãnh đạo của Đảng đối với lực lượng vũ trang; phủ nhận kinh tế thị trường định hướng XHCN, đòi tách biệt, đối lập “kinh tế thị trường” với “định hướng XHCN”. Chúng còn cho rằng chế độ hiện nay mắc “lỗi hệ thống”, đòi cải cách thể chế chính trị theo hướng đa nguyên, đa đảng, thực hiện “tam quyền phân lập”, phát triển “xã hội dân sự” theo tiêu chí phương Tây, với âm mưu không gì khác ngoài việc chống phá sự lãnh đạo của Đảng, quản lý của Nhà nước và sự nghiệp đổi mới của nhân dân ta.

Thứ ba, lợi dụng thông tin về những mặt hạn chế, bất cập của đất nước, các thế lực thù địch, phản động khoét sâu vào những điểm yếu kém trong thực thi công vụ của một số cơ quan, cán bộ lãnh đạo, quản lý, hòng chia rẽ Đảng, Nhà nước với Nhân dân, âm mưu cô lập, tách các tổ chức đảng, đảng viên ra khỏi quần chúng, hướng lái tạo ra những tư tưởng, tâm lý nghi kỵ, hẹp hòi, hành động sai trái, chống đối, bạo lực và bạo động trong cộng đồng và xã hội. Chúng ngụy tạo, tô vẽ, thổi phồng, quy kết những biểu hiện cá biệt, những khuyết điểm của một số tổ chức đảng và cá nhân đảng viên thành bản chất của Đảng cầm quyền, từ đó kích động đối lập Đảng với Nhân dân, tạo sự xa cách, oán thán, thù ghét, tẩy trừ cán bộ, đảng viên.

Thứ tư, các thế lực thù địch, phản động tiến hành móc nối, xâm nhập vào nội bộ của ta, tìm cách phân hóa tổ chức, hòng dựng lên “ngọn cờ” tập hợp lực lượng. Chúng không ngừng tìm kiếm những phần tử thoái hóa, biến chất trong hàng ngũ cán bộ, đảng viên, nhất là những kẻ bất mãn, cơ hội chính trị, có biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” để tán phát tư tưởng phản động, chống phá Đảng, Nhà nước. Để tăng thêm sức lan tỏa, độ tin cậy của thông tin, chúng chú ý tập hợp, dẫn dụ những ý kiến, phát biểu gây “sốc” trái với đường lối, quan điểm của Đảng và chính sách, pháp luật của Nhà nước từ những đối tượng “dân túy”, tạo dựng ra cái gọi là chân dung “nhân sĩ, trí thức yêu nước”, “những cán bộ của nhân dân”... nhằm trực tiếp tuyên truyền các quan điểm, tư tưởng thù địch, sai trái.

Thứ năm, các thế lực thù địch, phản động phá hoại đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, đa dạng hóa, đa phương hóa trong hội nhập quốc tế của Đảng ta với các chiêu bài, như “bài”, “thoát” nước này, liên minh với nước kia, cổ xúy chủ nghĩa ly khai. Đáng chú ý, các đối tượng này triệt để lợi dụng vấn đề chủ quyền biển, đảo để tung tin thất thiệt, làm suy giảm niềm tin của Nhân dân vào quyết tâm bảo vệ chủ quyền biển, đảo của Đảng và Nhà nước ta. Chúng tổ chức tán phát các “thư ngỏ”, “tuyên bố”, “kiến nghị” để lôi kéo, kích động đồng bào ta ở trong nước và nước ngoài; kêu gọi chính phủ các nước, các tổ chức quốc tế can thiệp vào công việc nội bộ, gây sức ép đối với Việt Nam về các vấn đề dân chủ, nhân quyền.

Những âm mưu, thủ đoạn trên có thể nhận diện được nhưng để tạo sức mạnh đấu tranh có hiệu quả thì luôn cần có sự thông suốt, thống nhất tư tưởng, hành động trong toàn Đảng, tinh thần chiến đấu của từng đảng viên, sự thấu hiểu và ủng hộ của quần chúng nhân dân. Trong thời gian tới, để tăng cường bảo vệnền tảng tư tưởng của Đảng, cần phải tiếp tục đấu tranh có hiệu quả, làm thất bại mọi âm mưu, thủ đoạn, hoạt động chống phá của các thế lực thù địch, phản động trên lĩnh vực tư tưởng, lý luận.

Ban Biên tập

HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TƯ TƯỞNG,ĐẠO ĐỨC, PHONG CÁCH HỒ CHÍ MINH

ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM VẬN DỤNG QUAN ĐIỂM CỦA CHỦ TỊCH HỒ CHÍ MINH TRONG RÈN LUYỆNBẢN LĨNH ĐỘI NGŨ ĐẢNG VIÊN HIỆN NAY

Thấm nhuần quan điểm của Chủ tịch Hồ Chí Minh, Đảng ta luôn quan tâm tới việc rèn luyện bản lĩnh đội ngũ đảng viên. Hơn 93 năm qua, phần lớn cán bộ, đảng viên của Đảng luôn gương mẫu tu dưỡng và rèn luyện đạo đức, bản lĩnh cách mạng, hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. Đó là những con người luôn đi đầu trên mọi trận tuyến, trong thời chiến cũng như trong thời bình, xứng đáng với vai trò vừa là người lãnh đạo, vừa là người đầy tớ thật trung thành của Nhân dân. Tuy nhiên, bên cạnh đó, vẫn còn một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên thiếu tu dưỡng, rèn luyện đạo đức và bản lĩnh cách mạng, thoái hóa, biến chất, lập trường tư tưởng không vững vàng; có biểu hiện hoang mang, dao động; có thái độ thiếu quyết đoán, ngại va chạm, sợ đấu tranh, không làm tròn trách nhiệm, bổn phận của mình trước Đảng, trước Nhân dân. Nghị quyết Hội nghị Trung ương 4, khóa XI, “Một số vấn đề cấp bách về xây dựng Đảng hiện nay” đã chỉ ra: “Một số nơi có tình trạng những việc làm đúng, gương người tốt không được đề cao, bảo vệ; những sai sót, vi phạm không được phê phán, xử lý nghiêm minh”. Nghị quyết Hội nghị Trung ương 4, khóa XII, “Về tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng; ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, những biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ”, tiếp tục chỉ rõ một trong 9 biểu hiện suy thoái về tư tưởng chính trị của một bộ phận cán bộ, đảng viên là: “Thấy đúng không bảo vệ, thấy sai không đấu tranh”. Những biểu hiện này, dưới cấp độ cá nhân, chính là biểu hiện suy thoái về tư tưởng chính trị của cán bộ, đảng viên; còn ở cấp độ tập thể, chính là biểu hiện của một tổ chức thiếu dân chủ, thiếu tính đoàn kết, tinh thần xây dựng trong nội bộ, vi phạm nguyên tắc tập trung dân chủ, tự phê bình và phê bình trong sinh hoạt Đảng.

Tại Nghị quyết số 05-NQ/HNTW, ngày 20-6-1988, của Hội nghị Trung ương 5 khóa VI, về “Một số vấn đề cấp bách về xây dựng Đảng bảo đảm thực hiện Nghị quyết Đại hội VI của Đảng”, lần đầu tiên, Đảng đưa vấn đề “dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm” thành một tiêu chuẩn để đánh giá cán bộ lãnh đạo, là yêu cầu cần có trong rèn luyện bản lĩnh của đội ngũ cán bộ, đảng viên của Đảng. Đến ngày 16-11-2012, Hội nghị lần thứ tư Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI đã ban hành Nghị quyết số 12-NQ/TW, về “Một số vấn đề cấp bách về xây dựng Đảng hiện nay”,đặt ra yêu cầu phải có cơ chế, chính sách khuyến khích, bảo vệ cán bộ dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm, đặt lợi ích chung lên trên lợi ích riêng. Phát triển quan điểm của Đại hội XI, Đại hội XII của Đảng đã đề ra phương hướng, nhiệm vụ cần thực hiện trong công tác cán bộ, nhất là ở khâu tuyển chọn và bổ nhiệm cán bộ, sao cho lựa chọn được “những người có bản lĩnh chính trị vững vàng, phẩm chất đạo đức tốt, năng động, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm giữ các vị trí lãnh đạo, đặc biệt là người đứng đầu”. Đồng thời, Đảng cũng ban hành Quy định số 08-QĐ/TW, ngày 25-10-2018, của Ban Chấp hành Trung ương khóa XII, về “Trách nhiệm nêu gương của cán bộ, đảng viên, trước hết là Ủy viên Bộ Chính trị, Ủy viên Ban Bí thư, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương”,nhấn mạnh họ phải gương mẫu đi đầu nghiêm túc thực hành tự phê bình và phê bình; thấy đúng phải cương quyết bảo vệ, thấy sai phải quyết liệt đấu tranh; không tranh công, đổ lỗi. Gần đây nhất, tại Đại hội XIII, Đảng ta đã nêu quan điểm, cán bộ, đảng viên phải dám nghĩ, dám nói, dám làm, dám chịu trách nhiệm, dám đổi mới sáng tạo, dám đương đầu với khó khăn, thử thách, hành động vì lợi ích chung. Đây được coi là một trong những tiêu chí quan trọng trong đánh giá và là thước đo bản lĩnh, trí tuệ, phẩm chất và đạo đức cách mạng của đội ngũ cán bộ, đảng viên hiện nay. Ngày 22-9-2021, Bộ Chính trị ban hành Kết luận số 14-KL/TW, “Về chủ trương khuyến khích và bảo vệ cán bộ năng động, sáng tạo vì lợi ích chung”, cụ thể hóa chủ trương “... khuyến khích, bảo vệ những cán bộ, đảng viên dám nghĩ, dám nói, dám làm, dám chịu trách nhiệm, dám đương đầu với khó khăn, thử thách, quyết liệt trong hành động vì lợi ích chung”. Đây chính là sự kế thừa, phát triển và vận dụng sáng tạo chỉ dẫn của Chủ tịch Hồ Chí Minh về rèn luyện bản lĩnh đội ngũ đảng viên theo phương châm“thấy đúng phải bảo vệ, thấy sai phải đấu tranh”của Đảng ta trong thời kỳ mới.

Để tiếp tục phát triển, vận dụng chỉ dẫn của Chủ tịch Hồ Chí Minh và thực hiện tốt chủ trương của Đảng về rèn luyện bản lĩnh đội ngũ cán bộ, đảng viên trong thời kỳ hiện nay, cần thực hiện một số giải pháp chủ yếu sau:

Một là,tăng cường công tác giáo dục tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống cho cán bộ, đảng viên. Tiếp tục quán triệt sâu sắc chủ trương, nghị quyết, quy định của Đảng về nâng cao đạo đức, rèn luyện bản lĩnh cách mạng cho đội ngũ cán bộ, đảng viên. Việc quán triệt phải được thực hiện gắn liền với đẩy mạnh tuyên truyền sâu rộng để cán bộ, đảng viên hiểu rõ mục đích, yêu cầu, tính chất quan trọng của việc rèn luyện bản lĩnh người cán bộ, đảng viên; từ đó, tạo sự đồng thuận, tinh thần quyết tâm, tính tích cực, tự giác đấu tranh với các biểu hiện sai trái, nhất là trong công cuộc bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác các luận điệu sai trái, xuyên tạc của các thế lực thù địch hiện nay.

Hai là,xây dựng môi trường rèn luyện, tu dưỡng, phấn đấu của cán bộ, đảng viên; xây dựng cơ quan, đơn vị trong sạch, vững mạnh, duy trì bầu không khí dân chủ, chấp hành kỷ luật, kỷ cương, tạo điều kiện cho họ thường xuyên làm tốt chức trách, nhiệm vụ được giao. Đồng thời, các tổ chức đảng và mỗi cán bộ, đảng viên phải thực hành nghiêm chỉnh tự phê bình và phê bình, nhằm tạo sự thống nhất về ý chí và hành động, phát huy ưu điểm, sửa chữa khuyết điểm, tăng cường sự giám sát của tập thể đối với cấp ủy, cán bộ lãnh đạo và đảng viên. Theo Chủ tịch Hồ Chí Minh, đây là vũ khí sắc bén và rất cần thiết để đấu tranh, ngăn chặn tiêu cực, suy thoái. Tự phê bình và phê bình phải thực hiện một cách thường xuyên, nghiêm túc. Thông qua tự phê bình và phê bình để đấu tranh khắc phục những biểu hiện sai trái, sai lầm, khuyết điểm; góp phần thiết thực xây dựng tổ chức đảng trong sạch vững mạnh, lãnh đạo cơ quan, đơn vị hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ được giao.

Ba là,xây dựng vàtriển khai thực hiện quy tắc ứng xử, chuẩn mực đạo đức của cán bộ, đảng viên. Quy tắc ứng xử là các chuẩn mực xử sự của cán bộ, đảng viên trong thi hành nhiệm vụ, công vụ và trong quan hệ xã hội, bao gồm những việc phải làm hoặc không được làm, phù hợp với đặc thù công việc của từng nhóm cán bộ, đảng viên và từng lĩnh vực hoạt động, nhằm bảo đảm sự liêm chính, trách nhiệm và bản lĩnh của cán bộ, đảng viên. Các chuẩn mực và quy tắc ứng xử trong công vụ cần được đề ra theo hướng khuyến khích cán bộ, đảng viên dám thể hiện bản lĩnh, bảo vệ cái đúng, đấu tranh ngăn chặn cái sai. Để làm được điều này, trước hết lãnh đạo cấp cao, người đứng đầu cơ quan, đơn vị phải làm gương, thể hiện tinh thần và thái độ đúng, sẵn sàng đấu tranh, sẵn sàng đối mặt với khó khăn, thử thách.

Bốn là,tăng cường công tác tổng kết, kiểm tra, đánh giá của cấp ủy các cấp về chất lượng, hiệu quả, hiệu lực thực hiện chỉ thị, nghị quyết, quy định về rèn luyện bản lĩnh cách mạng của cán bộ, đảng viên. Một trong những nguyên nhân khiến cán bộ, đảng viên thấy đúng không bảo vệ, thấy sai không đấu tranh là do công tác tổng kết, kiểm tra, đánh giá chưa được nhận thức đúng và triển khai hành động quyết liệt; có lúc, có nơi, công tác tổng kết, kiểm tra, đánh giá còn tạo ra vùng “ưu tiên” hoặc mắc “bệnh thành tích”, “bệnh hình thức”. Do đó, cần chú trọng kiểm tra, đánh giá năng lực, phẩm chất đạo đức của người đứng đầu cấp ủy, tổ chức đảng các cấp trong lãnh đạo, quản lý; tập trung kiểm tra, đánh giá thái độ tích cực, tự giác của cán bộ, đảng viên trong công việc và đối với Nhân dân; tổng kết, kiểm tra, đánh giá kết quả rèn luyện, tu dưỡng đạo đức, lối sống và rèn luyện bản lĩnh cách mạng của cán bộ, đảng viên thể hiện qua hiệu quả, chất lượng công việc được giao.

Năm là,chú trọng công tác thi đua, khen thưởng. Kịp thời nêu gương người tốt, việc tốt, có chính sách thỏa đáng đối với người phát hiện và đấu tranh chống những biểu hiện suy thoái, tiêu cực, những hành vi sai trái. Kiên quyết xử lý nghiêm minh, kịp thời, đúng pháp luật đối với cán bộ, đảng viên vi phạm kỷ luật, hoặc có biểu hiện sai phạm; đồng thời, xây dựng cơ chế khuyến khích việc phát hiện và tố giác hành vi, biểu hiện lệch lạc, sai trái bằng việc mở rộng cơ hội tiếp cận thông tin cho cán bộ, đảng viên và Nhân dân; làm tốt công tác tiếp nhận và xử lý thông tin liên quan đến tố giác, tố cáo hành vi sai trái của cán bộ, đảng viên và bảo vệ những người dám lên tiếng, dũng cảm tố cáo hành vi đó, góp phần phát huy tính tích cực, chủ động của cán bộ, đảng viên và Nhân dân trong tố cáo và đấu tranh với hành vi sai trái, tiêu cực.

ÔNG NGUYỄN BÁ CHÂU KHƠI DẬY VÀ GIỮ HỒNCHO LÀNG NGHỀ ĐÚC ĐỒNG Ở THIỆU TRUNG

Nghệ nhân ưu tú Nguyễn Bá Châu là người được xem là đã khơi dậy và “giữ hồn” cho nghề đúc đồng truyền thống ở làng Chè Đông (nay là làng Trà Đông, xã Thiệu Trung, huyện Thiệu Hóa). Làng nghề đúc đồng có từ xa xưa, thế nhưng cũng có một thời gian mai một rồi dẫn tới thất truyền. Với lòng yêu nghề, ông Châu có ý tưởng khôi phục lại làng nghề một thời vang bóng của cha ông.

Năm 1998, ông bắt đầu đi khắp nơi, từ các làng nghề đúc đồng trong Nam, ngoài Bắc để học cách thức đúc đồng của họ. Sau hai năm đi học hỏi và thử nghiệm, đến năm 2000, ông Châu vui sướng khi thực hiện thành công chiếc trống đồng đầu tiên từ phiên bản trống đồng Ngọc Lũ (Hà Nam). Đây là sự kiện tạo tiền đề cho nghề truyền thống của làng dần được khôi phục.

Để đúc thành công chiếc trống đồng đầu tiên này, ông Châu đã phải chuẩn bị nhiều tháng trời, từ khâu tìm đất sét rồi pha trộn, đến khâu tạo khuôn, trang trí họa tiết... rất tỉ mỉ. Bởi, theo ông Châu, nếu các khâu chuẩn bị không tốt, dưới độ nóng của đồng lên tới hàng ngàn độ C, chỉ cần một chi tiết sai sót là mọi công sức thành công cốc.

Từ đó, để có nhiều người cùng tham gia vực dậy nghề truyền thống, ông Châu đã tự nguyện giúp đỡ, hỗ trợ người dân trong làng cùng làm. Trong suốt 5 năm (từ năm 2000 - 2005, ông Châu đã truyền dạy lại cho rất nhiều người dân trong làng, dần dần nhiều người đã tự làm được trống đồng.

Từ một nghề tưởng như đã thất truyền, nhưng nhờ sự táo bạo, dám nghĩ, dám làm của ông Châu, nghề đúc trống đồng truyền thống làng Chè Đông đã được hồi sinh. Đến nay, trong làng có hơn 10 gia đình theo nghề, đưa nghề trống đồng ngày một phát triển, vươn xa.

Năm 2010, trước dịp Đại lễ 1.000 năm Thăng Long - Hà Nội, ông Châu cùng các nghệ nhân khác trong Cụm làng nghề đúc đồng Trà Đông đã hoàn thành 101 chiếc trống đồng để phục vụ sự kiện này (trong đó có 100 chiếc có đường kính 60cm và 1 chiếc có đường kính 1m).

Năm 2011, Cục Công nghiệp địa phương Bộ Công Thương và ngành chức năng tỉnh Thanh Hóa đã phối hợp cùng doanh nghiệp của ông Châu mở lớp đào tạo nghề đúc đồng với số lượng khoảng 300 học viên tham gia. Thông qua lớp học, nhiều học viên đã nắm được kỹ thuật và đúc thành công trống đồng.

Đến năm 2012, doanh nghiệp của Nghệ nhân ưu tú Nguyễn Bá Châu đã bắt đầu triển khai đúc các trống đồng cỡ lớn, điển hình như chiếc trống cỡ đại đầu tiên ông làm có đường kính lên đến 2,05m, cao 1,6m và hiện đang trưng bày, lưu giữ tại thị xã Long Khánh, tỉnh Đồng Nai…

Năm 2016, ông được Chủ tịch nước tặng danh hiệu Nghệ nhân ưu tú.

Hiện tại, chiếc trống đồng có kích thước lớn nhất Việt Nam đang được trưng bày tại làng nghề đúc đồng Trà Đông, được Nghệ nhân Nguyễn Bá Châu đúc thành công có đường kính lên tới 2,35m, chiều cao 1,87m và nặng gần 4 tấn. Nghệ nhân Nguyễn Bá Châu còn xác lập 3 kỷ lục khác gồm: Trống đồng 2 mặt có một không hai ở Việt Nam (hiện được lưu giữ ở Thiền viện Trúc lâm Hàm Rồng); đôi tượng đồng thần đèn ngồi quỳ, đang lưu giữ tại một ngôi chùa ở làng cổ Đông Sơn, TP Thanh Hóa và kỷ lục đúc tượng mẹ Âu Cơ làm quà tặng tại Hội nghị cấp cao APEC có số lượng nhiều nhất Việt Nam.

Để có được thành quả như ngày hôm nay, ngoài sự cố gắng của bản thân, nghệ nhân Nguyễn Bá Châu còn được sự giúp sức của các cấp, các ngành từ Trung ương đến địa phương đã tạo nên một làng nghề Trà Đông quy mô và phát triển.

Ban Biên tập

THÔNG TIN - TRAO ĐỔI KINH NGHIỆM

KỊP THỜI ĐƯA THÔNG TIN TỚI ĐẢNG VIÊN

Thực hiện nhiệm vụ phát hành báo, tạp chí của Đảng, những năm qua, Bưu điện huyện Thiệu Hóa đã nỗ lực nâng cao chất lượng dịch vụ phát hành, đảm bảo phát báo đầy đủ, kịp thời, đúng địa chỉ người nhận, góp phần truyền tải thông tin một cách nhanh nhất đến đảng viên.

Cùng đi với bưu tá Bưu điện huyện Thiệu Hóa tới giao Báo Thanh Hóa, Báo Nhân Dân hằng ngày, chúng tôi tới nhà ông Nguyễn Văn Tính, 84 tuổi, nguyên Bí thư Huyện ủy Thiệu Hóa, ở khu phố 2, thị trấn Thiệu Hóa. Trong căn phòng khách, ông Tính xếp gọn từng chồng báo cạnh bàn uống nước. Cầm tờ Báo Thanh Hóa số mới nhất trên tay, ông Tính đọc qua những tin tức về tình hình chính trị, văn hóa, xã hội của tỉnh rồi chia sẻ: “Việc đọc báo Đảng không chỉ giúp cán bộ, đảng viên nắm bắt kịp thời chủ trương, đường lối, chính sách, pháp luật của Đảng, Nhà nước, của tỉnh mà còn tiếp cận những mô hình hay, cách làm mới, những nhân tố tiêu biểu trên các lĩnh vực, để từ đó có thể tuyên truyền, vận động quần chúng Nhân dân xây dựng các mô hình phát triển kinh tế hiệu quả, giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa quê hương".

Tiếp tục đến nhà bác Ngọ Duy Thư, Bí thư Chi bộ, Trưởng khu phố 5, thị trấn Thiệu Hóa. Qua trò chuyện, bác Thư cho biết nhiều năm qua, chi bộ thường xuyên mua và duy trì việc đọc Báo Nhân Dân, Báo Thanh Hóa. Hằng ngày, báo Đảng được nhân viên bưu tá phát kịp thời đến chi bộ; bác là những người đầu tiên đọc, nắm bắt và thông tin đến các đảng viên trong chi bộ những nội dung mới, đồng thời luân chuyển cho các đảng viên trong chi bộ đọc.

Nhằm sớm đưa báo, tạp chí của Ðảng đến với bạn đọc, Bưu điện huyện Thiệu Hóa thường xuyên rà soát, sắp xếp hợp lý các đường thư, vận chuyển để rút ngắn thời gian chuyển phát báo, tạp chí đến độc giả. Giám đốc Bưu điện huyện Thiệu Hóa Lê Anh Tuấn, cho biết: Bưu điện huyện Thiệu Hóa hiện có 2 bưu cục, 27 điểm bưu điện văn hóa với 11 tuyến đường thư cấp III với tổng 179km. Trong thời gian qua, xác định việc phát hành báo Đảng bộ tỉnh là nhiệm vụ chính trị quan trọng, đơn vị tập trung nguồn lực vào thực hiện nhiệm vụ phát báo đến tay người nhận. Để kịp thời phát báo đến tay độc giả, ngay sau khi nhận được Báo Thanh Hóa, Báo Nhân Dân và các tạp chí của Đảng, đội ngũ bưu tá của bưu điện huyện vận chuyển, phát báo đến các điểm bưu điện văn hóa xã, từ đó phát hành xuống các chi bộ, tổ chức cơ sở đảng.

Giai đoạn 2021-2023, với sự vào cuộc quyết liệt của cả hệ thống chính trị, sự phối hợp chặt chẽ của các cấp, ngành, địa phương và nỗ lực, quyết tâm cao của tập thể cán bộ, nhân viên Bưu điện huyện Thiệu Hóa, sản lượng báo Đảng được phát hành đến các tổ chức cơ sở đảng, Nhân dân trong huyện hằng năm được duy trì và ngày càng tăng. Theo đó, năm 2021, Báo Nhân Dân phát hành 93.848 tờ, năm 2022 là 93.418 tờ và năm 2023 là 91.851 tờ; năm 2021, Báo Thanh Hóa là 151.261 tờ, năm 2022 là 149.496 tờ và năm 2023 là 149.699 tờ.

Đồng chí Nguyễn Thị Hà, Phó Trưởng ban Tuyên giáo huyện Thiệu Hóa, cho biết: Những năm qua, công tác quán triệt, triển khai thực hiện Chỉ thị số 11-CT/TW của Bộ Chính trị (khóa VIII); Kết luận số 04-KL/TU ngày 27/3/2002 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh (khóa XV) về mua và đọc báo, tạp chí của Đảng được cấp ủy huyện quan tâm triển khai. Ban Tuyên giáo Huyện ủy đã tham mưu cho Ban Thường vụ Huyện ủy ban hành các văn bản chỉ đạo liên quan đến việc thực hiện chỉ thị, kết luận về mua và đọc báo, tạp chí của Đảng. Trong đó, chỉ đạo Bưu điện huyện nâng cao hiệu quả công tác phát hành; báo, tạp chí của Đảng được cấp phát kịp thời trong ngày, đảm bảo tính thời sự của thông tin. Đồng thời, thường xuyên cập nhật số liệu phản ánh tình hình đặt mua báo của các đảng bộ, chi bộ các cơ quan, đơn vị trên địa bàn huyện để có biện pháp chỉ đạo kịp thời, nhằm nâng số lượng về mua, đọc báo, tạp chí của Đảng trên địa bàn. Tại các chi bộ đảng cơ sở, việc đọc báo Đảng được duy trì đều đặn; trước mỗi cuộc họp chi bộ, đồng chí bí thư chi bộ chọn lọc những bài báo hay, liên quan đến các lĩnh vực mà cán bộ, đảng viên, Nhân dân quan tâm để thông tin tại cuộc họp, đảm bảo tính thời sự, thiết thực. Hiện nay, có 43/43 tổ chức cơ sở đảng đặt mua Báo Thanh Hóa, Báo Nhân Dân, Tạp chí Cộng sản, Tạp chí Xây dựng Đảng. Việc đặt mua báo, tạp chí của Đảng cho các chi bộ nông thôn theo quý được cấp ủy huyện thực hiện tốt; đảm bảo 100% chi bộ nông thôn có Báo Nhân Dân và Báo Thanh Hóa đọc hằng ngày.

Có thể thấy, việc đọc báo Đảng đã trở thành nền nếp, là nhu cầu không thể thiếu và là công cụ đắc lực phục vụ trong công tác, học tập, lao động của cán bộ, đảng viên và đông đảo quần chúng Nhân dân. Thông qua việc đọc và làm theo báo, tạp chí của Đảng góp phần nâng cao đời sống văn hóa ở cơ sở, ngăn ngừa các tệ nạn xã hội, giữ vững an ninh trật tự, an toàn xã hội ở địa phương, đơn vị.

Nguồn: Báo Thanh Hóa

LỊCH SỬ - VĂN HÓA - NGHỆ THUẬT

NHO SỸ YÊU NƯỚC LÊ KHẮC THÁO

Nhà thờ Lê Khắc Tháo thuộc làng Bái Giao, xã Thiệu Giao, huyện Thiệu Hóa, tỉnh Thanh Hóa. Năm 2004 trên cơ sở tách nơi thờ tự ông ở nhà thờ Trưởng tộc họ Lê Khắc, địa phương và dòng họ mong muốn có một nơi thờ tự riêng ông, nhằm tôn vinh một người con của quê hương đã hy sinh vì nền độc lập của dân tộc trong phong trào Cần Vương cuối thế kỷ XIX ở nước ta.

Trong sáchTừ điển các nhân vật lịch sử Việt Nam,trang 349 ghi: “Lê Khắc Tháo sinh năm Kỷ Mùi 1859, mất năm Đinh Hợi 1887, là nho sĩ yêu nước, hiệu là Tăng Trai quê ở làng Bái Giao, huyện Đông Sơn, tỉnh Thanh Hóa, ông đỗ cử nhân vào đời Tự Đức nhưng không ra làm quan ”.

Hưởng ứng chiếu Cần Vương, các sĩ phu của Thanh Hóa nhưPhạm Bànhquê ở làng Trương Xá - Hậu Lộc),Hoàng Bật Đạt(làng Bộ Đầu - Hậu Lộc) đã mộ quân khởi nghĩa, ở Hoằng Hóa có Nguyễn Đôn Tiết, ở Tĩnh Gia có Nguyễn Phương, ở Nông Cống có Lê Ngọc Toản, ở Quảng Xương có Đỗ Đức Mậu, ở Hà Trung có Nguyễn Viết Toại (Lãnh Toại), Đỗ Văn Quýnh (Lãnh Phí), Đông Sơn có Lê Khắc Tháo (Tán Tháo)... đều hăng hái mộ quân ứng nghĩa, ngay từ khi phong trào Cần Vương bùng nổ, và sau lui về chiến đấu ở cứ điểm Ba Đình (huyện Nga Sơn).

Đóng góp của Lê Khắc Tháo đối với phong trào Cần Vương chống Pháp ở Thanh Hóa có thể tóm tắt như sau: Hưởng ứng chiếu Cần Vương, Lê Khắc Tháo đã đi nhiều nơi chiêu dụ nghĩa quân, cùng bàn bạc với những người tâm huyết bàn cách đánh Pháp. Vào mùa xuân năm 1886, Lê Khắc Tháo đã tụ hợp nghĩa quân làm lễ tế cờ tai Mả Dưa làng Đại Bái và mở cuộc tấn công vào thành Thanh Hóa theo phương thứcđánh nhanh, áp đảo bất thủ, gây thiệt hại cho chúng về người và kho tàng… Lúc này, Lê Khắc Tháo được Tả tướng quân Trần Xuân Soạn giao chứcTán Tương quân vụhuyện Đông Sơn làm phó chỉ huy sứ trực tiếp trận đánh này. Nhưng do thế giặc mạnh, nghĩa quân của ông đã rút lui.

Sau đó Lê Khắc Tháo đã nhận được sự hỗ trợ của lực lượng nghĩa quân các huyện Tĩnh Gia, Nông Cống, Quảng Xương, Hoằng Hóa, Thọ Xuân chuẩn bị đánh giặc. Nửa đêm ngày 6 rạng ngày 7 tháng 2 năm Bính Tuất, nghĩa quân Cần Vương cảm tử bí mật xông vào Cửa Tiền (phía nam thành Thanh Hóa) và Cửa Tả (phía đông thành Thanh Hóa) giết chết lính gác, rồi nhanh chóng đột nhập thành lính Pháp đóng trong thành đang ngủ say bị bất ngờ, hoảng hốt tháo chạy đã bị nghĩa quân tiêu diệt tại chỗ. Chánh Văn phòng Toà sứ là Pive (Phivert) và Trung uý Phô răng cơ (Fvanck) ngay từ đầu trúng đạn và bị thương. Sau đó, nghĩa quân đánh lui cả Pháp và lính Ngụy đến cứu nguy, nhiều tên chết, một số bỏ chạy toán loạn số còn lại rút vào đồn cố thủ. Lửa cháy rực trời, trống mõ khua vang, tướng nghĩa quân reo hò động đất trong trận đánh này Lê Khắc Tháo đã bị trúng đạn vào đùi. Khi nghĩa quân rút lui, ông được đưa đến chùa Đại Bi, làng Mật Sơn (nay thuộc phường Đông Vệ, thành phố Thanh Hóa). Sư cụ trụ trì lo cho việc băng bó vết thương và chăm sóc.

Trận đánh mở đầu của phong trào Cần Vương ở Thanh Hóa do Lê Khắc Tháo cùng với những cánh quân khác tham gia hợp lực đã làm cho giặc Pháp điên cuồng, khủng bố trắng các làng ngoại thành. Không bắt được ông, thực dân Pháp thực hiện độc kế bắt mẹ già của ông giam giữ lại, buộc mẹ ông gọi con về đầu thú. Những việc làm đó của kẻ thù đã thất bại.

Sau những trận đánh của nghĩa quân Cần Vương từ miền núi đến đồng bằng, phong trào chống Pháp thực sự phát triển mạnh mẽ. Giặc Pháp đã điên cuồng tìm cách đối phó. Chúng liên tiếp phái nhiều đạo quân tiến sâu vào khu căn cứ nghĩa quân càn đi, quét lại. Tình hình đó đòi hỏi phải gấp rút thống nhất lực lượng trên địa bàn toàn tỉnh mới đủ sức đương đầu với địch. Vào giữa năm 1886, những người yêu nước chống Pháp của Thanh Hóa đã họp ở Bồng Trung (Vĩnh Lộc) để bàn những phương sách mới nhằm đẩy mạnh phong trào chống Pháp thêm một bước nữa trong tỉnh. Hội nghị giao cho Phạm Bành, Hoàng Bật Đại, Đinh Công Tráng cùng một số tướng lĩnh khác như Đề Đối, Nguyễn Khế, lãnh binh Nguyễn Viết Toại xây dựng căn cứ Ba Đình (thuộc huyện Nga Sơn) nhằm bảo vệ cửa ngõ miền Trung và làm bàn đạp đánh địch ở đồng bằng.

Căn cứ Ba Đình được xây dựng bằng sự đóng góp sức người, sức của ở nhiều huyện trên địa bàn toàn tỉnh. Lúc này ở các huyện có các tham tán chỉ huy nghĩa quân. Huyện Đông Sơn có Lê Khắc Tháo; ở dưới các xã, các tổng lại có các bang biện quân vụ, phong trào kháng Pháp phát triển trên một địa bàn hầu như khắp tỉnh Thanh Hóa. Nghĩa quân Lê Khắc Tháo đã tham gia những ngày đánh Pháp ác liệt tại căn cứ Ba Đình cho đến khi thất thủ vào năm 1887. Ba Đình thắt thủ, nghĩa quân ở đây đã rút lui, Lê Khắc Tháo đã bị sốt nặng rồi mất, lúc đó ông tròn 28 tuổi.

Sự nghiệp đánh giặc của Lê Khắc Tháo tuy ngắn ngủi nhưng ông cùng với những sĩ phu yêu nước khác đã đóng góp vào phong trào Cần Vương chống Pháp của nhân dân Thanh Hóa ở cuối thế kỷ XIX mãi mãi được coi là một mốc son lịch sử chói ngời tinh thần bất khuất của nhân dân ta. Tên tuổi của ông được ghi vào quốc sử. Tại thành phố Thanh Hóa có một đường phố mang tên Lê Khắc Tháo.Nhân dân, gia đình dòng tộc họ Lê Khắc Tháo xây dựng nhà thờ ông ở chính mảnh đất quê hương để tưởng nhớ đến một nhà yêu nước, một con người trung hiếu của quê hương.

Nhà thờ Lê Khắc Tháo, hiện là di tích lịch sử văn hóa có giá trị về giáo dục truyền thống yêu quê hương, đất nước, lòng tự hào dân tộc đối với các thế hệ hôm nay và mai sau. Hiện nay, với chủ trương bảo tồn và phục hưng các di sản văn hóa của Đảng, Nhà nước, nhà thờ đã và đang được chính quyền địa phương, dòng họ Lê Khắc tôn tạo lại để làm nơi thờ cúng được uy nghiêm hơn, thể hiện được truyền thống đạo lý“Uống nước nhớ nguồn”.

(Trích yếu: Lý lịch di tích lịch sử văn hóa Nhà thờ Lê Khắc Tháo, xã Thiệu Giao, huyện Thiệu Hóa, năm 2009).

Ban Biên tập

EM CÓ VỀ THĂM QUÊ TÔI THIỆU HÓA

Em có về thăm quê tôi Thiệu Hóa

Ngắm dòng sông Chu xanh thắm bóng hàng tre

Con đò nhỏ trầm tư nằm lơ đãng

Gối triền sông thao thức đợi ai về

Em có về thăm quê tôi - núi Đọ

Hồn người xưa - những di chỉ, còn đây

Núi sừng sững ngàn đời in dấu tích

Trên sử xanh và trong những câu hò.

Em về nhé, đường giao thông rộng mở

Đón em cười trong gió xuân tươi

Kìa nhà ai sáng hồng trong nắng mới

Mọi ngả đường vui hớn hở mặt người.

Chợ Vạn Hà sáng nay sao tấp nập

Kẻ bán người mua rộn rã nói cười

Tiếng còi sớm loang mình trong gió lộng

Đám trẻ đến trường tươi thắm nét môi.

Ôi Thiệu Hóa! Một đời ta mắc nợ

Xứ lạ quê người cứ mãi rong chơi

Thương mảnh đất có hình cha dáng mẹ

Nên giấc mơ xa đậm nỗi bùi ngùi.

Em về nhé cùng ta một chiều vương bóng nắng

Lắng hồn quê đượm màu núi xa xanh

Để ta mãi ôm dáng hình xứ sở

Trên bước tha hương - không phải độchành...

Ngô Kim Trọng

Description: https://thieuhoa.thanhhoa.gov.vn/portal/Photos/2024-05-08/6d87d4cd47b6262dBTNB%20t4s.jpg

Ban biên tập

BẢN TIN NỘI BỘ THÁNG 4 NĂM 2024

Đăng lúc: 08/05/2024 (GMT+7)
100%

Description: https://thieuhoa.thanhhoa.gov.vn/portal/Photos/2024-05-08/9c6a6095ed17870dBTNB%20t4t.jpg

HƯỚNG DẪN - CHỈ ĐẠO

THỂ LỆ

Cuộc thi sáng tác ca khúc về Thiệu Hóa

I. NỘI DUNG CUỘC THI VÀ ĐỐI TƯỢNG THAM GIA

1. Nội dung tác phẩm dự thi:

- Viết về những nét đặc trưng truyền thống lịch sử văn hóa, cách mạng, cảnh sắc thiên nhiên, các địa danh trên địa bàn Thiệu Hóa; danh nhân quê hương Thiệu Hóa gắn bó, có nhiều công lao đóng góp cho sự phát triển của Thiệu Hóa; những kỷ niệm sâu sắc, tình cảm, tình yêu vùng đất, con người, quê hương Thiệu Hóa.

- Ca ngợi truyền thống quê hương, tinh thần yêu nước, tình yêu lứa đôi, tình yêu thương con người Thiệu Hóa; tinh thần lao động sáng tạo, ý chí vươn lên, những nỗ lực phấn đấu và thành đạt của các trí thức, doanh nhân, công nhân, nông dân, nhà quản lý, học sinh, các tầng lớp Nhân dân trong huyện và những người quê Thiệu Hóa ở khắp mọi miền đất nước và ở nước ngoài.

- Ca ngợi tiềm năng, thế mạnh, những thành tựu, sự đổi mới và phát triển của của huyện Thiệu Hóa; cổ vũ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa quê hương và phong trào xây dựng đời sống văn hóa mới, xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh, phát triển huyện Thiệu Hóa ngày càng giàu đẹp, văn minh, hướng đến trở thành thị xã, thành phố.

2. Đối tượng tham gia:

- Các nhạc sĩ, nghệ sĩ chuyên và không chuyên; các tập thể, cá nhân, công dân Việt Nam trên mọi miền Tổ quốc.

- Thành viên Ban Tổ chức, Hội đồng Giám khảo, Tổ Thư ký Cuộc thi không được gửi bài tham gia xét giải thưởng(nhưng có thể gửi tác phẩm hưởng ứng, những tác phẩm đạt chất lượng cao Ban Tổ chức Cuộc thi báo cáo Ban Chỉ đạo Cuộc thi xét tặng thưởng riêng mà không đưa vào cơ cấu giải thưởng).

II. QUY ĐỊNH TÁC PHẨM, TÁC GIẢ DỰ THI

1. Thể loại, số lượng tác phẩm dự thi:

- Ca khúc theo phong cách âm nhạc truyền thống và hiện đại. Không nhận ca khúc trào phúng.

- Mỗi tác giả, nhóm tác giả được phép dự thi tối đa 3 tác phẩm. Các tác phẩm khác nhau của cùng một tác giả, nhóm tác giả tham gia dự thi phải sử dụng cùng một tên một tác giả, nhóm tác giả.

2. Quy định về tác phẩm dự thi và quyền tác giả:

- Các tác phẩm tham gia dự thi sáng tác ca khúc về Thiệu Hóa phải bảo đảm nội dung tư tưởng phù hợp với chủ trương, đường lối của Đảng, Nhà nước, đạo đức xã hội và thuần phong mỹ tục của dân tộc Việt Nam; ca từ trong sáng, thể hiện được truyền thống lịch sử, bản sắc văn hóa, giá trị cao đẹp về cuộc sống, dấu ấn về vùng đất và con người, cảnh quan thiên nhiên, quá trình xây dựng và phát triển quê hương Thiệu Hóa, thông điệp về tương lai phát triển của huyện trong thời kỳ mới.

- Tác phẩm dự thi phải là ca khúc sáng tác mới, chưa tham gia cuộc thi nào trong và ngoài nước và chưa công bố dưới bất kỳ hình thức nào. Ban Tổ chức sẽ không xét, chấm giải đối với tác phẩm sao chép, mô phỏng ý tưởng và giai điệu, lời ca của các tác giả khác trong và ngoài nước.

- Ca khúc dự thi không có sự tranh chấp về bản quyền tác phẩm, quyền tác giả. Tác giả dự thi chịu trách nhiệm về bản quyền tác phẩm dự thi của mình theo quy định của pháp luật. Nếu phát hiện tác phẩm đạt giải vi phạm quy định về quyền tác giả, quyền liên quan, Ban Tổ chức sẽ thu hồi giải thưởng và thông báo rộng rãi trên các phương tiện thông tin đại chúng.

- Mỗi tác phẩm dự thi được thể hiện bằng bản ký âm, ghi đầy đủ phần nhạc và phần lời tiếng Việt, đánh máy hoặc viết tay rõ ràng trên khổ giấy A4, kèm theo bản thu âm ca khúc. Khuyến khích các tác giả tham gia dự thi gửi kèm clip hoặc MV tác phẩm dự thi.

- Bản quyền ca khúc thuộc về tác giả tham dự cuộc thi. Các cơ quan, đơn vị, tập thể, cá nhân thuộc huyện Thiệu Hóa có quyền sử dụng tất cả các tác phẩm dự thi trong các chương trình văn hóa nghệ thuật hoặc sự kiện chính trị của huyện để phục vụ các nhiệm vụ chính trị, xã hội, hoạt động tuyên truyền, xuất bản dưới mọi hình thức mà không phải trả tiền nhuận bút tác phẩm.

- Ban Tổ chức không gửi trả hồ sơ tác phẩm đã tham gia cuộc thi; tổ chức, cá nhân tham gia dự thi liên hệ với Ban Tổ chức để nhận lại tác phẩm đã gửi dự thi nếu có nhu cầu. Ban Tổ chức không chịu trách nhiệm về các tác phẩm gửi tham gia không đúng Thể lệ và thời gian quy định; tác phẩm bị thất lạc, hư hỏng hoặc kém chất lượng trong quá trình tác giả gửi tác phẩm tham gia.

3. Trách nhiệm của tác giả có tác phẩm dự thi:

- Tác giả chịu trách nhiệm về quyền tác giả, các quyền liên quan theo quy định của pháp luật. Trường hợp có tranh chấp hoặc vi phạm quy định về quyền tác giả, quyền liên quan, vi phạm Thể lệ Cuộc thi tác giả chịu hoàn toàn trách nhiệm; Ban Tổ chức sẽ thu hồi giải thưởng và giấy chứng nhận đồng thời thông báo rộng rãi trên các phương tiện thông tin đại chúng.

- Việc nộp ca khúc tham gia Cuộc thi khẳng định tác giả đã tự nguyện chấp nhận mọi quy định trong Thể lệ Cuộc thi và chuyển giao quyền sử dụng tác phẩm cho Ban Tổ chức cuộc thi.

- Các tác giả có tác phẩm được chọn vào Chung kết có trách nhiệm phối hợp cùng với Ban Tổ chức về ý tưởng dàn dựng, công bố tác phẩm (Ban Tổ chức Cuộc thi chịu trách nhiệm kinh phí dàn dựng và mời ca sĩ thể hiện tác phẩm đạt giải trong Lễ tổng kết, trao giải Cuộc thi).

- Giá trị giải thưởng sẽ được trao trực tiếp cho tác giả có tác phẩm dự thi đạt giải hoặc người được tác giả đạt giải ủy quyền khi kết thúc Cuộc thi. Trường hợp tác giả không có điều kiện tham dự lễ trao giải, Ban Tổ chức sẽ gửi Giấy chứng nhận đạt giải qua đường bưu điện và giải thưởng qua số tài khoản ngân hàng của tác giả, nhóm tác giả.

- Chi phí nhận giải và các khoản thuế thu nhập liên quan đến giải thưởng được thực hiện theo quy định của pháp luật; do tổ chức, cá nhân đạt giải chi trả.

III. HỒ SƠ DỰ THI, ĐỊA CHỈ NHẬN TÁC PHẨM DỰ THI, THỜI GIAN TRIỂN KHAI CUỘC THI

1. Hồ sơ tác phẩm dự thi:

Mỗi tác phẩm dự thi gửi 01 hồ sơ về Ban Tổ chức gồm:

- 01 Phiếu đăng ký dự thi theo mẫu đính kèm Thể lệ Cuộc thi(bản Scan file PDF nếu gửi qua đường thư điện tử).

- 01 bản ký âm, ghi đầy đủ phần nhạc và lời tiếng Việt, đánh máy hoặc chép tay rõ ràng trên khổ A4, ghi rõ tác giả phần lời và phần nhạc; trường hợp có đồng tác giả thì ghi đầy đủ thông tin của các tác giả(bản Scan file PDF nếu gửi qua đường thư điện tử).

- 01 bản thu âm ca khúc dự thi theo định dạng file mp3 gửi qua gmail(lưu trữ trong thiết bị USB hoặc đĩa CD nếu gửi qua đường bưu điện).Khuyến khích các tác giả tham gia dự thi thu âm ca khúc đã hòa âm, phối khí, kèm clip hoặc MV tác phẩm dự thi.

- 01 bản thoả thuận của tập thể các tác giả, cá nhân ủy quyền cho một nhóm tác giả, cá nhân đứng ra đại diện tham dự đối với tác phẩm có nhiều tác giả(bản Scan file PDF nếu gửi qua đường thư điện tử).

- Hồ sơ dự thi nếu gửi qua đường bưu điện được đựng trong 01 bì thư và ghi rõ: Tác phẩm tham gia cuộc thi sáng tác ca khúc về Thiệu Hóa.

2. Địa chỉ nhận tác phẩm dự thi:

Ban Tuyên giáo Huyện ủy Thiệu Hóa.

Số 233, Quốc lộ 45, Tiểu khu 2, thị trấn Thiệu Hóa, huyện Thiệu Hóa, tỉnh Thanh Hóa. Địa chỉ thư điện tử:bantuyengiaothieuhoa@gmail.com, điện thoại liên hệ 0914318172, bà Nguyễn Thị Hà.

3. Thời gian, tiến độ triển khai Cuộc thi:

- Thời gian phát động cuộc thi:Ngày 08/4/2024.

- Thời gian tiếp nhận tác phẩm dự thi:Từ ngày ban hành Thể lệ Cuộc thi đến 17 giờ ngày 10/7/2024 (tính theo dấu bưu điện).

- Thời gian tổ chức chấm sơ khảo, chọn tác phẩm vào Chung kết:Từ 11/7/2024 đến 20/7/2024.

- Thời gian công bố các tác phẩm lọt vào Chung kết:Ngày 21/7/2024.

- Thời gian đưa các tác phẩm lọt vào Chung kết Cuộc thi lên trang Thông tin điện tử huyện và Đài Truyền thanh huyện để thính giả bình chọn:Từ 21/7/2024 đến 05/8/2024.

- Thời gian chấm Chung kết:Từ 25/7/2024 đến 05/8/2024.

- Thời gian dàn dựng, luyện tập để giới thiệu các ca khúc:Từ 06/8/2024 đến 18/8/2024.

-Thời gian tổng kết, trao giải Cuộc thikết hợp với đêm nhạc giới thiệu các ca khúc đạt giải vào dịp kỷ niệm 79 năm Ngày Cách mạng tháng Tám thành công (19/8) và Ngày Quốc khánh (02/9): Dự kiến ngày 19/8/2024.

IV. XÉT CHỌN GIẢI THƯỞNG, CƠ CẤU GIẢI THƯỞNG

1. Hội đồng Giám khảo:

Hội đồng Giám khảo là những người có uy tín, có kinh nghiệm và chuyên môn sâu về âm nhạc, nghệ thuật, có khả năng và chịu trách nhiệm đánh giá chính xác nhất về những tác phẩm dự thi.

2. Cách thức chấm điểm và xét chọn giải thưởng:

- Những hồ sơ dự thi không bảo đảm điều kiện theo quy định tại Thể lệ sẽ không được đưa vào chấm chọn(những tác phẩm này, nếu có, sẽ được Ban Tổ chức thông báo đến tác giả).

- Nguyên tắc chấm:

+ Chính xác, trung thực, khách quan, công bằng (Ban Tổ chức sẽ mã số hóa bằng số báo danh các tác phẩm dự thi để đảm bảo tính khách quan).

+ Từng thành viên giám khảo sẽ chấm chọn độc lập và bỏ phiếu kín.

- Điểm của từng tác phẩm là điểm trung bình cộng của các thành viên Hội đồng(thang điểm chấm do Hội đồng Giám khảo quy định).

- Hội đồng Giám khảo sẽ chấm 02 vòng:

+Vòng Sơ khảo: Chấm điểm các tác phẩm tham gia dự thi,chọn 10 tác phẩm có số điểm từ cao xuống thấp vào vòng Chung kết, đăng tải trên trang trang Thông tin điện tử huyện Thiệu Hóa và Đài Truyền thanh Thiệu Hóa để thính giả bình chọn.

+ Vòng Chung kết: Chấm chọn 10 tác phẩm để trao giải.

3. Cơ cấu giải thưởng(kèm Giấy chứng nhận của Ban Tổ chức Cuộc thi):

- 01 giải Nhất trị giá 50 triệu đồng;

- 02 giải Nhì mỗi giải trị giá 30 triệu đồng;

- 03 giải Ba mỗi giải trị giá 20 triệu đồng;

- 04 giải Khuyến khích mỗi giải 05 triệu đồng;

- 01 giải Thính giả yêu thích và bình chọn trị giá 05 triệu đồng.

Trong quá trình tổ chức thực hiện, Ban Tổ chức Cuộc thi có thể điều chỉnh Thể lệ Cuộc thi bảo đảm phù hợp với tình hình thực tiễn triển khai.

BTC CUỘC THI SÁNG TÁC CA KHÚC VỀ THIỆU HÓA

TIN TỨC - SỰ KIỆN NỔI BẬT

TÌNH HÌNH KINH TẾ - XÃ HỘI, CÔNG TÁC XÂY DỰNG ĐẢNG VÀ HỆ THỐNG CHÍNH TRỊ

3 THÁNG ĐẦU NĂM 2024

1. Lĩnh vực kinh tế

- Sản xuất nông nghiệp duy trì ổn định:Sản xuất vụ Đông đạt 1.964ha, bằng 95,8% so với kế hoạch (KH), tăng 1,3% so với cùng kỳ (CK); sản lượng lương thực có hạt được 2.815 tấn đạt 98,8% so với kế hoạch; vụ Chiêm xuân đạt 9.262,2ha bằng 100,1% KH, giảm 0,3% so với CK; diện tích cây trồng liên kết sản xuất và bao tiêu sản phẩm đạt 370ha.

- Xây dựng Nông thôn mới, đô thị văn minh, chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) tiếp tục được quan tâm chỉ đạo.Trong quý I, có thêm 01 xã và 09 thôn đạt chuẩn NTM kiểu mẫu được công nhận; lũy kế đến nay toàn huyện có 2 xã NTM kiểu mẫu, 05 xã NTM nâng cao, 57 thôn NTM kiểu mẫu; 02 xã(xã Thiệu Lý, xã Thiệu Giao)đã được các ngành của tỉnh thẩm định đạt 19/19 tiêu chí NTM nâng cao, dự kiến được Hội đồng thẩm định tỉnh thông qua vào đầu tháng 4/2024. Các phong trào hiến đất, mở đường, trồng cây xanh, chỉnh trang cảnh quan nông thôn, đô thị được triển khai thực hiện có hiệu quả; trong quý I, có 347 hộ đã hiến 5.072m2đất ở, Nhân dân đóng góp 3.269 ngày công, 4.249 triệu đồng tiền mặt, nâng cấp 9.012m đường giao thông, trong đó có 1.662m được thảm nhựa Asphalt, xây dựng 10.049m tường rào kiểu mẫu, nâng cấp 3.200m đường điện chiếu sáng tạo sự chuyển biến tích cực về cảnh quan, hạ tầng, nhất là hạ tầng giao thông nông thôn; có thêm 01 sản phẩm hoàn chỉnh hồ sơ để công nhận sản phẩm OCOP(Kiệu muối xã Thiệu Toán).

- Công nghiệp, xây dựng, dịch vụ, thương mại được chú trọng, đã thẩm định 36 dự án, triển khai công tác chuẩn bị đầu tư cho 41 dự án, đẩy nhanh tiến độ 27 dự án dở dang và khởi công mới 06 dự án đầu tư xây dựng từ nguồn vốn đầu tư công; nhìn chung, tiến độ triển khai các Dự án cơ bản đảm bảo, các dự án đầu tư công, nhất là dự án giao thông trọng điểm được tập trung đẩy nhanh tiến độ. Phối hợp với chủ đầu tư tổ chức thành công Lễ động thổ Dự án đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật Cụm công nghiệp Ngọc Vũ; khẩn trương lập quy hoạch phân khu tỷ lệ 1/2000 khu công nghiệp Giang Quang Thịnh. Huy động vốn đầu tư đạt 902,7 tỷ đồng, đạt 21% kế hoạch và tăng 8,2% so với cùng kỳ. Thành lập mới được 12 doanh nghiệp, đạt 14,1% kế hoạch huyện giao và 21,8% kế hoạch tỉnh giao. Tổng mức bán lẻ hàng hóa và dịch vụ ước đạt 2.001 tỷ đồng, tăng 15,6% so với cùng kỳ. Tổng giá trị xuất khẩu ước đạt 11.542 nghìn USD, tăng 12,5% so với cùng kỳ.

- Giải ngân vốn đầu tư công:Các dự án đầu tư công trọng điểm đã được khởi động, triển khai thi công. Giải ngân vốn đầu tư công đạt kết quả tích cực, thuộc nhóm đầu trong tỉnh. Tổng số vốn tỉnh quản lý đã giải ngân được 98.942 triệu đồng, đạt 30,5% KH(đứng thứ 5 toàn tỉnh).

-Công tác quản lý ngân sách nhà nước:Ước thu NSNN 03 tháng đầu năm đạt 230.746 triệu đồng, đạt 88% tỉnh giao, 39% huyện giao, trong đó: Thu tiền sử dụng đất 206.455 triệu đồng đạt 115% tỉnh giao, đạt 41% huyện giao; thu nội địa còn lại 24.291 đạt 30% tỉnh, huyện giao; thu điều tiết ngân sách địa phương ước đạt 157.540 triệu đồng, đạt 36% dự toán huyện giao.

-Công tác quản lýnhà nước về tài nguyên, môi trường được tập trung thực hiện.Kế hoạch sử dụng đất của huyện được UBND tỉnh phê duyệt; ban hành Quyết định thu hồi đất, Quyết định phê duyệt Phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư, chi trả kinh phí bồi thường cho hộ dân bị nhà nước thu hồi đất trong phạm vi ảnh hưởng của 11 dự án với tổng diện tích 93,063ha, đạt 61,6% KH tỉnh giao; ngoài ra đã thông báo thu hồi đất 06 dự án với tổng diện tích là 34,3ha. Công tác quản lý tài nguyên đất đai, tài nguyên khoáng sản và bảo vệ môi trường trên địa bàn huyện tiếp tục được duy trì ổn định.

2. Lĩnh vực văn hóa - xã hội

-Giáo dục và đào tạo được quan tâm, chất lượng giáo dục, nhất là giáo dục mũi nhọn đạt kết quả tốt. Có 75 em học sinh đạt giải kỳ thi chọn HSG cấp tỉnh lớp 9 năm học 2023 - 2024 với 03 giải Nhất, 23 giải Nhì, 20 giải Ba và 29 giải Khuyến khích. Tổ chức thành công Lễ tuyên dương, khen thưởng cho 112 giáo viên, 182 học sinh đạt thành tích trong các kỳ thi học sinh giỏi năm học 2023 - 2024 và phát động Tết khuyến học, khuyến tài năm 2024, huy động được gần 300 triệu đồng, tạo không khí thi đua dạy tốt, học tốt trong toàn ngành Giáo dục. Ban hành Kế hoạch thành lập Quỹ khuyến học, khuyến tài Lê Văn Hưu huyện Thiệu Hóa.

- Văn hóa thông tin, thể dục thể thao diễn ra sôi nổi.Tập trung thực hiện tốt công tác tuyên truyền các hoạt động mừng Đảng, mừng Xuân, các ngày lễ kỷ niệm lớn, các nhiệm vụ chính trị của tỉnh, huyện và địa phương như: Kỷ niệm 94 năm Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (03/02/1930 - 03/02/2024); Lễ đón nhận di sản văn hóa phi vật thể quốc gia “Múa đèn xếp chữ, hát chèo chải cổ trong Lễ hội Ngư Võng phường” xã Thiệu Quang; Lễ giao nhận quân năm 2024. Ban hành kế hoạch Tổ chức các hoạt động kỷ niệm 702 năm ngày mất Nhà Sử học Lê Văn Hưu, chào mừng ngày giải phóng miền Nam thống nhất đất nước (30/4), ngày Quốc tế Lao động (01/5). Tổ chức thành công Hội thao “Mừng Đảng, mừng Xuân”; Lễ phát động toàn dân rèn luyện thân thể theo gương Bác Hồ vĩ đại, ngày chạy Olympic vì sức khoẻ toàn dân và giải việt dã lần thứ II năm 2024 với 100% xã, thị trấn tổ chức tại cơ sở và tham dự tại cấp huyện.... Tham gia liên hoan văn hóa các dân tộc tỉnh Thanh Hóa lần thứ XX - năm 2024, đạt 3 giải A, 2 giải B.

- Y tế:Công tác phòng, chống dịch bệnh ở người, chăm sóc sức khỏe, khám chữa bệnh cho Nhân dân được chú trọng; quản lý nhà nước về vệ sinh an toàn thực phẩm trên địa bàn huyện được tăng cường, đặc biệt trong dịp Tết Nguyên đán Giáp Thìn năm 2024. Tỷ lệ bao phủ BHYT toàn huyện ước tính quý I năm 2024 là 89,62% đạt 94,3% KH.

-Lao động - TBXH:Các chính sách an sinh xã hội được thực hiện đầy đủ, kịp thời, nhất là các đối tượng thương binh, bệnh binh, thân nhân liệt sỹ, gia đình người có công với các mạng, đối tượng bảo trợ xã hội, người nghèo, người yếu thế trong xã hội. Các cấp ủy, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức chính trị - xã hội, các doanh nghiệp, các nhà hảo tâm đã trao đã trao 25.450 suất quà với trị giá hơn 11,6 tỷ đồng trong dịp Tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024. Công tác giảm nghèo được đẩy mạnh, chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững được triển khai rộng rãi, trong quý I, trên địa bàn huyện không phát sinh thêm hộ nghèo (số hộ nghèo hiện nay là 264 hộ, tỷ lệ 0,58%). Đã phối hợp với Tập đoàn Huali tuyển dụng (đợt 1) 500 công nhân cho nhà máy Giày dép xuất khẩu ALIVIA.

3. Quốc phòng, an ninh trật tự trên địa bàn duy trì ổn định

Các lực lượng vũ trang thường xuyên theo dõi, nắm chắc tình hình địa bàn, xử lý kịp thời các vấn đề phát sinh. Đã tổ chức thành công Lễ giao 188 công dân lên đường nhập ngũ, trong đó 168 thanh niên thực hiện nghĩa vụ quân sự và 20 tham gia nghĩa vụ công an; tổ chức tốt Lễ ra quân huấn luyện năm 2024 và tiếp tục chuẩn bị các điều kiện cho diễn tập KVPT huyện năm 2024.

Lực lượng Công an tăng cường chỉ đạo, kiểm tra công tác phòng, chống cháy nổ, ngăn chặn các hành vi tàng trữ, buôn bán, vận chuyển, sử dụng pháo trái phép trong dịp trước, trong và sau Tết Nguyên đán, trong dịp Tết không xảy ra tình trạng đốt pháo trái phép, không xảy ra vi phạm trật tự an toàn xã hội và tai nạn giao thông; đã giải quyết 30 vụ việc vi phạm pháp luật liên quan đến trật tự xã hội, trật tự công cộng, ma tuý, buôn bán hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ...; xảy ra 05 vụ tai nạn giao thông, làm chết 02 người, bị thương 05 người (tăng 02 vụ, 02 người bị thương, giảm 01 người chết so với CK).

4. Công tác xây dựng Đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội.

-Về thực hiện Chương trình công tác: Ngay từ đầu năm, Ban Thường vụ Huyện ủy đã bám sát quy chế làm việc, chương trình công tác, tập trung lãnh đạo, chỉ đạo cấp ủy, chính quyền các cấp triển khai, thực hiện quyết liệt, nghiêm túc các mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp mà Nghị quyết số 13-NQ/HU ngày ngày 08/12/2023 của Ban Chấp hành Đảng bộ huyện về mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp chủ yếu năm 2024 đề ra. Trong quý I, Ban Thường vụ Huyện ủy đã cho ý kiến thống nhất thông qua 8/30 chương trình, đề án trọng tâm đạt 26,6% theo KH năm 2024; ban hành 384 văn bản lãnh đạo, chỉ đạo trên các mặt công tác của Đảng bộ. Các đồng chí Thường trực Huyện ủy, Ủy viên Ban Thường vụ Huyện ủy đã có 48 lượt đi cơ sở để đôn đốc tiến độ xây dựng NTM nâng cao, kiểu mẫu, đô thị văn minh giải quyết các khó khăn vướng mắc của địa phương.

- Công tác chính trị tư tưởng:Ban Chấp hành, Ban Thường vụ Huyện ủy đã quán triệt, triển khai kịp thời các văn bản của Trung ương, của Tỉnh ủy. Tổ chức cho cán bộ, đảng viên tham gia Hội nghị trực tuyến toàn tỉnh nghiên cứu, quán triệt chuyên đề học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh và phát động thi đua năm 2024 với số lượng 5.253 người tham gia tại 30 điểm cầu trong toàn huyện; công tác tuyên truyền kỷ niệm các ngày lễ lớn và sự kiện lịch sử quan trọng trong năm 2024 được quan tâm. Đã tổ chức Hội thảo (lần 1) cuốn Lịch sử Đảng bộ huyện giai đoạn 1930 - 2020; phát động cuộc thi sáng tác các ca khúc về Thiệu Hóa nhằm tuyên truyền, nâng cao nhận thức, lòng tự hào về truyền thống văn hóa, lịch sử cách mạng của quê hương cho Nhân dân.

- Công tác tổ chức, cán bộ:Ban Thường vụ Huyện ủy đã thực hiện quy trình và gửi hồ sơ đề nghị BTV Tỉnh ủy chỉ định 03 Ủy viên Ban Chấp hành Đảng bộ huyện nhiệm kỳ 2020 - 2025; ban hành các Quyết định về công tác cán bộ cho các đồng chí thuộc diện BTV Huyện ủy quản lý(trong đó: điều động, chỉ định 19 đồng chí; giới thiệu cán bộ ứng cử 30 đồng chí);chỉ định cấp ủy viên cơ sở 03 đồng chí; thống nhất chủ trương giới thiệu nhân sự ứng cử chức vụ Chủ tịch Mặt trận Tổ quốc đối với các xã, thị trấn; thực hiện quy trình nhân sự bầu bổ sung Bí thư chi bộ Thi hành án dân sự huyện, nhiệm kỳ 2020 - 2025; thẩm định hồ sơ kết nạp 136 quần chúng ưu tú vào Đảng, đạt 42,2% KH, chuyển sinh hoạt Đảng cho 60 đảng viên theo quy định.

- Công tác kiểm tra, giám sát và thi hành kỷ luật Đảng:Lãnh đạo, chỉ đạo UBKT Huyện ủy hướng dẫn, thẩm định chương trình công tác kiểm tra, giám sát năm 2024 của đảng ủy và UBKT đảng ủy cơ sở. Tiến hành thẩm định nhân sự điều động, bổ nhiệm, ứng cử chức vụ diện Ban Thường vụ Huyện ủy quản lý để thực hiện quy trình trong công tác cán bộ theo quy định; công khai kê khai tài sản thu nhập đối với các đồng chí diện Ban Thường vụ Tỉnh ủy quản lý, báo cáo Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy theo quy định; hướng dẫn bầu UBKT Đảng ủy thị trấn sau khi sáp nhập xã Thiệu Phú vào thị trấn Thiệu Hóa.

- Công tác dân vận:Cấp ủy đảng, chính quyền tích cực tuyên truyền, vận động, nắm bắt tình hình Nhân dân, người lao động, kịp thời tham mưu cho cấp ủy, chính quyền lãnh đạo, chỉ đạo đảm bảo ổn định tình hình cơ sở, phục vụ Nhân dân vui Xuân, đón Tết. Tiếp tục đẩy mạnh tuyên truyền vận động Nhân dân trong công tác giải phóng mặt bằng thực hiện các dự án, Nhân dân tham gia hiến đất mở rộng đường giao thông nông thôn; gặp gỡ, động viên thanh niên lên đường nhập ngũ, làm nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc. Tổ chức gặp mặt Bí thư chi bộ, Trưởng thôn (tiểu khu) nhân dịp đầu Xuân Giáp Thìn năm 2024.

- Hoạt động của HĐND - UBND huyện:Công tác quản lý nhà nước trên các lĩnh vực được tăng cường; thực hiện chấn chỉnh kỷ luật, kỷ cương hành chính trong các cơ quan, đơn vị để nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý của chính quyền; công tác thu hoạch vụ Đông, gieo trồng vụ Chiêm Xuân; đẩy nhanh tiến độ xây dựng các công trình, dự án trọng điểm đang thi công; thực hiện đầy đủ, kịp thời các chính sách an sinh xã hội.

HĐND huyện tăng cường công tác giám sát, đôn đốc UBND huyện, các cơ quan, đơn vị thực hiện các Nghị quyết của HĐND và giải quyết các ý kiến, kiến nghị của cử tri. Tổ chức tốt Kỳ họp thứ 23 (kỳ họp chuyên đề) để xem xét, quyết định các nội dung theo thẩm quyền. Đăng cai tổ chức thành công Giao ban giữa Thường trực HĐND 15 huyện.

- Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội:Kịp thời nắm bắt tình hình đời sống Nhân dân, tổ chức thăm hỏi, tặng quà cho hội viên, đoàn viên có hoàn cảnh khó khăn dịp Tết Nguyên đán Giáp Thìn; tổ chức thành công Hội nghị gặp mặt Bí thư, trưởng thôn nhân dịp đầu Xuân Giáp Thìn; tổ chức các Đoàn Lãnh đạo huyện dự các cuộc gặp mặt của Hội đồng hương Thiệu Hóa tại Hà Nội và thành phố Thanh Hóa; chỉ đạo 24/24 xã, thị trấn tổ chức thành công Đại hội MTTQ cấp cơ sở, nhiệm kỳ 2024 - 2029.Đoàn thanh niêncác cấp tổ chức được nhiều hoạt động ý nghĩa kỷ niệm 93 năm Ngày thành lập Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh; tập trung chỉ đạo Đại hội Hội LHTN cấp cơ sở nhiệm kỳ 2024 - 2029, đến nay có 08/24 đơn vị đã tổ chức.Hội Liên hiệp Phụ nữđã trồng mới 5km đường hoa, hàng rào xanh, công nhận thêm 46 mô hình “Nhà sạch - Vườn đẹp”; vận động xây dựng được 45 hố xử lý rác và 409 thùng phân loại rác; phát động mô hình “Ngôi nhà phế liệu”, trao 24 ngôi nhà phế liệu cho 24 đơn vị với tổng trị giá 60 triệu đồng; tổ chức các hoạt động chào mừng ngày Quốc tế phụ nữ 8/3.Liên đoàn Lao động huyệntổ chức chương trình “Tết sum vầy - Xuân chia sẻ” trao gần 600 suất quà cho đoàn viên người lao động có hoàn cảnh khó khăn với tổng số tiền 465 triệu đồng; phối hợp tổ chức thành công Hội nghị chuyên đề “Phụ nữ - Gia đình trong thời đại mới” với hơn 300 cán bộ, đoàn viên, người lao động tham gia.Hội Nông dân huyệnphối hợp tổ chức hội nghị tập huấn kỹ thuật xây dựng nhà màng, thủ tục chuyển đổi cây trồng, hỗ trợ vay vốn cho cán bộ, hội viên, nông dân và giải bóng chuyền “Bông lúa vàng”, giải bóng đá và trưng bày sách báo, ấn phẩm “Mừng Đảng - Mừng Xuân” Giáp Thìn 2024; tuyên truyền vận động 23 hội viên nông dân đăng ký xây dựng trên 40.000m2nhà màng để trồng các loại cây có giá trị kinh tế cao; tổ chức Hội nghị chuyên đề bàn nhiệm vụ, giải pháp cách xử lý mùi chất thải trong chăn nuôi trên địa bàn huyện.Hội Cựu chiến binh huyệntiếp tục làm tốt công tác vận động cán bộ, hội viên gương mẫu đi đầu trong các phong trào, các cuộc vận động “Đoàn kết xây dựng NTM, đô thị văn minh”, “Cựu chiến binh chung sức xây dựng NTM nâng cao - NTM kiểu mẫu”.

Nguồn: Văn phòng Huyện ủy

BẢO VỆ NỀN TẢNG TƯ TƯỞNG CỦA ĐẢNG,

ĐẤU TRANH PHẢN BÁC CÁC QUAN ĐIỂM SAI TRÁI THÙ ĐỊCH

NHẬN DIỆN VÀ XÂY DỰNG LUẬN CỨ ĐẤU TRANHPHẢN BÁC QUAN ĐIỂM SAI TRÁI,

XUYÊN TẠC CỦA CÁC THẾ LỰC THÙ ĐỊCH, PHẢN ĐỘNG, PHẦN TỬ CƠ HỘI

Bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch là nội dung cơ bản, hệ trọng, có ý nghĩa sống còn của công tác xây dựng, chỉnh đốn Ðảng; là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu của cả hệ thống chính trị, của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta. Trong giai đoạn hiện nay, để tăng cường và không ngừng nâng cao hiệu quả công tác này, cần nhận diện rõ bối cảnh mới, những âm mưu, thủ đoạn của các thế lực thù địch, phản động, từ đó đề ra định hướng, giải pháp phù hợp.

Nhận diện để đấu tranh

Nhận diện rõ những âm mưu, thủ đoạn, các quan điểm sai trái, xuyên tạc của các thế lực thù địch, phản động tấn công vào nền tảng tư tưởng, chủ trương, đường lối của Đảng và chính sách, pháp luật của Nhà nước. Có thể nói, nắm bắt những âm mưu, thủ đoạn, phương thức, hình thức chống phá của các thế lực thù địch, phản động và các phần tử cơ hội chính trị là nhiệm vụ đầu tiên để nhận diện rõ các đối tượng này, nhất là khi chúng là những kẻ thù giấu mặt, cơ hội chính trị, lợi dụng dân chủ, tự do ngôn luận, tự do báo chí, để từ đó, chúng ta có đối sách, phương pháp đấu tranh phù hợp, đạt hiệu quả cao.

Thứ nhất, các thế lực thù địch, phản động tấn công trực diện vào nền tảng tư tưởng của Đảng nhằm bác bỏ, phủ nhậnChủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, hệ thống quan điểm, đường lối của Đảng. Thủ đoạn mới của chúng là chuyển từ bôi nhọ bằng luận điệu “du nhập ngoại lai”, “nhập khẩu lý luận” sang đánh tráo, thay thế các khái niệm, thổi phồng cái gọi là “chủ thuyết phát triển mới”, đối lập Chủ nghĩa Mác với Chủ nghĩa Lênin, kêu gọi dùng “Chủ nghĩa Hồ Chí Minh” để thay thế Chủ nghĩa Mác - Lênin mà cố tình lờ đi một sự thật hiển nhiên, rõ ràng rằng, tư tưởng Hồ Chí Minh là sự vận dụng và phát triển sáng tạo Chủ nghĩa Mác - Lênin vào thực tiễn cụ thể của Việt Nam. Chúng trích dẫn một cách cắt xén, nửa vời những quan điểm của Chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đan cài gài bẫy bằng những quan điểm giả danh mác-xít, làm cho người đọc mất phương hướng, lẫn lộn, không phân biệt được đúng, sai. Chúng rêu rao rằng, Đảng và Nhà nước Việt Nam, giới lý luận và các nhà khoa học của ta đã dịch sai, hiểu sai quan điểm của Mác, Ph.Ăng-ghen; đồng thời, chúng diễn giải lại theo cách hiểu xuyên tạc, méo mó, hòng làm cho cán bộ, đảng viên và Nhân dân hoang mang, dao động, suy giảm niềm tin vào sự lãnh đạo của Đảng, vào chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta. Cùng với việc công kích trực tiếp vào Chủ nghĩa Mác -Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, chúng còn đẩy mạnh tuyên truyền, cổ xúy du nhập các trào lưu tư tưởng cực đoan, chủ nghĩa dân túy, chủ nghĩa thực dụng, chủ nghĩa dân tộc cực đoan từ bên ngoài, kết hợp với kích động chủ nghĩa cá nhân, chủ nghĩa cơ hội, chủ nghĩa bè phái, chủ nghĩa hưởng lạc từ bên trong, nhằm thúc đẩy “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong hệ thống chính trị và xã hội.

Thứ hai, các thế lực thù địch, phản động phủ nhận, hạ thấp vai trò lãnh đạo của Đảng và thể chế chính trị XHCN bằng các luận điệu xuyên tạc như: Đảng tự cho mình đứng trên tất cả; Đảng cầm quyền phi chính danh, không còn mang bản chất cách mạng của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và của dân tộc. Chúng xuyên tạc các sự kiện lịch sử của cách mạng Việt Nam; cổ xúy “phi chính trị hóa” lực lượng vũ trang, đòi từ bỏ sự lãnh đạo của Đảng đối với lực lượng vũ trang; phủ nhận kinh tế thị trường định hướng XHCN, đòi tách biệt, đối lập “kinh tế thị trường” với “định hướng XHCN”. Chúng còn cho rằng chế độ hiện nay mắc “lỗi hệ thống”, đòi cải cách thể chế chính trị theo hướng đa nguyên, đa đảng, thực hiện “tam quyền phân lập”, phát triển “xã hội dân sự” theo tiêu chí phương Tây, với âm mưu không gì khác ngoài việc chống phá sự lãnh đạo của Đảng, quản lý của Nhà nước và sự nghiệp đổi mới của nhân dân ta.

Thứ ba, lợi dụng thông tin về những mặt hạn chế, bất cập của đất nước, các thế lực thù địch, phản động khoét sâu vào những điểm yếu kém trong thực thi công vụ của một số cơ quan, cán bộ lãnh đạo, quản lý, hòng chia rẽ Đảng, Nhà nước với Nhân dân, âm mưu cô lập, tách các tổ chức đảng, đảng viên ra khỏi quần chúng, hướng lái tạo ra những tư tưởng, tâm lý nghi kỵ, hẹp hòi, hành động sai trái, chống đối, bạo lực và bạo động trong cộng đồng và xã hội. Chúng ngụy tạo, tô vẽ, thổi phồng, quy kết những biểu hiện cá biệt, những khuyết điểm của một số tổ chức đảng và cá nhân đảng viên thành bản chất của Đảng cầm quyền, từ đó kích động đối lập Đảng với Nhân dân, tạo sự xa cách, oán thán, thù ghét, tẩy trừ cán bộ, đảng viên.

Thứ tư, các thế lực thù địch, phản động tiến hành móc nối, xâm nhập vào nội bộ của ta, tìm cách phân hóa tổ chức, hòng dựng lên “ngọn cờ” tập hợp lực lượng. Chúng không ngừng tìm kiếm những phần tử thoái hóa, biến chất trong hàng ngũ cán bộ, đảng viên, nhất là những kẻ bất mãn, cơ hội chính trị, có biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” để tán phát tư tưởng phản động, chống phá Đảng, Nhà nước. Để tăng thêm sức lan tỏa, độ tin cậy của thông tin, chúng chú ý tập hợp, dẫn dụ những ý kiến, phát biểu gây “sốc” trái với đường lối, quan điểm của Đảng và chính sách, pháp luật của Nhà nước từ những đối tượng “dân túy”, tạo dựng ra cái gọi là chân dung “nhân sĩ, trí thức yêu nước”, “những cán bộ của nhân dân”... nhằm trực tiếp tuyên truyền các quan điểm, tư tưởng thù địch, sai trái.

Thứ năm, các thế lực thù địch, phản động phá hoại đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, đa dạng hóa, đa phương hóa trong hội nhập quốc tế của Đảng ta với các chiêu bài, như “bài”, “thoát” nước này, liên minh với nước kia, cổ xúy chủ nghĩa ly khai. Đáng chú ý, các đối tượng này triệt để lợi dụng vấn đề chủ quyền biển, đảo để tung tin thất thiệt, làm suy giảm niềm tin của Nhân dân vào quyết tâm bảo vệ chủ quyền biển, đảo của Đảng và Nhà nước ta. Chúng tổ chức tán phát các “thư ngỏ”, “tuyên bố”, “kiến nghị” để lôi kéo, kích động đồng bào ta ở trong nước và nước ngoài; kêu gọi chính phủ các nước, các tổ chức quốc tế can thiệp vào công việc nội bộ, gây sức ép đối với Việt Nam về các vấn đề dân chủ, nhân quyền.

Những âm mưu, thủ đoạn trên có thể nhận diện được nhưng để tạo sức mạnh đấu tranh có hiệu quả thì luôn cần có sự thông suốt, thống nhất tư tưởng, hành động trong toàn Đảng, tinh thần chiến đấu của từng đảng viên, sự thấu hiểu và ủng hộ của quần chúng nhân dân. Trong thời gian tới, để tăng cường bảo vệnền tảng tư tưởng của Đảng, cần phải tiếp tục đấu tranh có hiệu quả, làm thất bại mọi âm mưu, thủ đoạn, hoạt động chống phá của các thế lực thù địch, phản động trên lĩnh vực tư tưởng, lý luận.

Ban Biên tập

HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TƯ TƯỞNG,ĐẠO ĐỨC, PHONG CÁCH HỒ CHÍ MINH

ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM VẬN DỤNG QUAN ĐIỂM CỦA CHỦ TỊCH HỒ CHÍ MINH TRONG RÈN LUYỆNBẢN LĨNH ĐỘI NGŨ ĐẢNG VIÊN HIỆN NAY

Thấm nhuần quan điểm của Chủ tịch Hồ Chí Minh, Đảng ta luôn quan tâm tới việc rèn luyện bản lĩnh đội ngũ đảng viên. Hơn 93 năm qua, phần lớn cán bộ, đảng viên của Đảng luôn gương mẫu tu dưỡng và rèn luyện đạo đức, bản lĩnh cách mạng, hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. Đó là những con người luôn đi đầu trên mọi trận tuyến, trong thời chiến cũng như trong thời bình, xứng đáng với vai trò vừa là người lãnh đạo, vừa là người đầy tớ thật trung thành của Nhân dân. Tuy nhiên, bên cạnh đó, vẫn còn một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên thiếu tu dưỡng, rèn luyện đạo đức và bản lĩnh cách mạng, thoái hóa, biến chất, lập trường tư tưởng không vững vàng; có biểu hiện hoang mang, dao động; có thái độ thiếu quyết đoán, ngại va chạm, sợ đấu tranh, không làm tròn trách nhiệm, bổn phận của mình trước Đảng, trước Nhân dân. Nghị quyết Hội nghị Trung ương 4, khóa XI, “Một số vấn đề cấp bách về xây dựng Đảng hiện nay” đã chỉ ra: “Một số nơi có tình trạng những việc làm đúng, gương người tốt không được đề cao, bảo vệ; những sai sót, vi phạm không được phê phán, xử lý nghiêm minh”. Nghị quyết Hội nghị Trung ương 4, khóa XII, “Về tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng; ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, những biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ”, tiếp tục chỉ rõ một trong 9 biểu hiện suy thoái về tư tưởng chính trị của một bộ phận cán bộ, đảng viên là: “Thấy đúng không bảo vệ, thấy sai không đấu tranh”. Những biểu hiện này, dưới cấp độ cá nhân, chính là biểu hiện suy thoái về tư tưởng chính trị của cán bộ, đảng viên; còn ở cấp độ tập thể, chính là biểu hiện của một tổ chức thiếu dân chủ, thiếu tính đoàn kết, tinh thần xây dựng trong nội bộ, vi phạm nguyên tắc tập trung dân chủ, tự phê bình và phê bình trong sinh hoạt Đảng.

Tại Nghị quyết số 05-NQ/HNTW, ngày 20-6-1988, của Hội nghị Trung ương 5 khóa VI, về “Một số vấn đề cấp bách về xây dựng Đảng bảo đảm thực hiện Nghị quyết Đại hội VI của Đảng”, lần đầu tiên, Đảng đưa vấn đề “dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm” thành một tiêu chuẩn để đánh giá cán bộ lãnh đạo, là yêu cầu cần có trong rèn luyện bản lĩnh của đội ngũ cán bộ, đảng viên của Đảng. Đến ngày 16-11-2012, Hội nghị lần thứ tư Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI đã ban hành Nghị quyết số 12-NQ/TW, về “Một số vấn đề cấp bách về xây dựng Đảng hiện nay”,đặt ra yêu cầu phải có cơ chế, chính sách khuyến khích, bảo vệ cán bộ dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm, đặt lợi ích chung lên trên lợi ích riêng. Phát triển quan điểm của Đại hội XI, Đại hội XII của Đảng đã đề ra phương hướng, nhiệm vụ cần thực hiện trong công tác cán bộ, nhất là ở khâu tuyển chọn và bổ nhiệm cán bộ, sao cho lựa chọn được “những người có bản lĩnh chính trị vững vàng, phẩm chất đạo đức tốt, năng động, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm giữ các vị trí lãnh đạo, đặc biệt là người đứng đầu”. Đồng thời, Đảng cũng ban hành Quy định số 08-QĐ/TW, ngày 25-10-2018, của Ban Chấp hành Trung ương khóa XII, về “Trách nhiệm nêu gương của cán bộ, đảng viên, trước hết là Ủy viên Bộ Chính trị, Ủy viên Ban Bí thư, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương”,nhấn mạnh họ phải gương mẫu đi đầu nghiêm túc thực hành tự phê bình và phê bình; thấy đúng phải cương quyết bảo vệ, thấy sai phải quyết liệt đấu tranh; không tranh công, đổ lỗi. Gần đây nhất, tại Đại hội XIII, Đảng ta đã nêu quan điểm, cán bộ, đảng viên phải dám nghĩ, dám nói, dám làm, dám chịu trách nhiệm, dám đổi mới sáng tạo, dám đương đầu với khó khăn, thử thách, hành động vì lợi ích chung. Đây được coi là một trong những tiêu chí quan trọng trong đánh giá và là thước đo bản lĩnh, trí tuệ, phẩm chất và đạo đức cách mạng của đội ngũ cán bộ, đảng viên hiện nay. Ngày 22-9-2021, Bộ Chính trị ban hành Kết luận số 14-KL/TW, “Về chủ trương khuyến khích và bảo vệ cán bộ năng động, sáng tạo vì lợi ích chung”, cụ thể hóa chủ trương “... khuyến khích, bảo vệ những cán bộ, đảng viên dám nghĩ, dám nói, dám làm, dám chịu trách nhiệm, dám đương đầu với khó khăn, thử thách, quyết liệt trong hành động vì lợi ích chung”. Đây chính là sự kế thừa, phát triển và vận dụng sáng tạo chỉ dẫn của Chủ tịch Hồ Chí Minh về rèn luyện bản lĩnh đội ngũ đảng viên theo phương châm“thấy đúng phải bảo vệ, thấy sai phải đấu tranh”của Đảng ta trong thời kỳ mới.

Để tiếp tục phát triển, vận dụng chỉ dẫn của Chủ tịch Hồ Chí Minh và thực hiện tốt chủ trương của Đảng về rèn luyện bản lĩnh đội ngũ cán bộ, đảng viên trong thời kỳ hiện nay, cần thực hiện một số giải pháp chủ yếu sau:

Một là,tăng cường công tác giáo dục tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống cho cán bộ, đảng viên. Tiếp tục quán triệt sâu sắc chủ trương, nghị quyết, quy định của Đảng về nâng cao đạo đức, rèn luyện bản lĩnh cách mạng cho đội ngũ cán bộ, đảng viên. Việc quán triệt phải được thực hiện gắn liền với đẩy mạnh tuyên truyền sâu rộng để cán bộ, đảng viên hiểu rõ mục đích, yêu cầu, tính chất quan trọng của việc rèn luyện bản lĩnh người cán bộ, đảng viên; từ đó, tạo sự đồng thuận, tinh thần quyết tâm, tính tích cực, tự giác đấu tranh với các biểu hiện sai trái, nhất là trong công cuộc bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác các luận điệu sai trái, xuyên tạc của các thế lực thù địch hiện nay.

Hai là,xây dựng môi trường rèn luyện, tu dưỡng, phấn đấu của cán bộ, đảng viên; xây dựng cơ quan, đơn vị trong sạch, vững mạnh, duy trì bầu không khí dân chủ, chấp hành kỷ luật, kỷ cương, tạo điều kiện cho họ thường xuyên làm tốt chức trách, nhiệm vụ được giao. Đồng thời, các tổ chức đảng và mỗi cán bộ, đảng viên phải thực hành nghiêm chỉnh tự phê bình và phê bình, nhằm tạo sự thống nhất về ý chí và hành động, phát huy ưu điểm, sửa chữa khuyết điểm, tăng cường sự giám sát của tập thể đối với cấp ủy, cán bộ lãnh đạo và đảng viên. Theo Chủ tịch Hồ Chí Minh, đây là vũ khí sắc bén và rất cần thiết để đấu tranh, ngăn chặn tiêu cực, suy thoái. Tự phê bình và phê bình phải thực hiện một cách thường xuyên, nghiêm túc. Thông qua tự phê bình và phê bình để đấu tranh khắc phục những biểu hiện sai trái, sai lầm, khuyết điểm; góp phần thiết thực xây dựng tổ chức đảng trong sạch vững mạnh, lãnh đạo cơ quan, đơn vị hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ được giao.

Ba là,xây dựng vàtriển khai thực hiện quy tắc ứng xử, chuẩn mực đạo đức của cán bộ, đảng viên. Quy tắc ứng xử là các chuẩn mực xử sự của cán bộ, đảng viên trong thi hành nhiệm vụ, công vụ và trong quan hệ xã hội, bao gồm những việc phải làm hoặc không được làm, phù hợp với đặc thù công việc của từng nhóm cán bộ, đảng viên và từng lĩnh vực hoạt động, nhằm bảo đảm sự liêm chính, trách nhiệm và bản lĩnh của cán bộ, đảng viên. Các chuẩn mực và quy tắc ứng xử trong công vụ cần được đề ra theo hướng khuyến khích cán bộ, đảng viên dám thể hiện bản lĩnh, bảo vệ cái đúng, đấu tranh ngăn chặn cái sai. Để làm được điều này, trước hết lãnh đạo cấp cao, người đứng đầu cơ quan, đơn vị phải làm gương, thể hiện tinh thần và thái độ đúng, sẵn sàng đấu tranh, sẵn sàng đối mặt với khó khăn, thử thách.

Bốn là,tăng cường công tác tổng kết, kiểm tra, đánh giá của cấp ủy các cấp về chất lượng, hiệu quả, hiệu lực thực hiện chỉ thị, nghị quyết, quy định về rèn luyện bản lĩnh cách mạng của cán bộ, đảng viên. Một trong những nguyên nhân khiến cán bộ, đảng viên thấy đúng không bảo vệ, thấy sai không đấu tranh là do công tác tổng kết, kiểm tra, đánh giá chưa được nhận thức đúng và triển khai hành động quyết liệt; có lúc, có nơi, công tác tổng kết, kiểm tra, đánh giá còn tạo ra vùng “ưu tiên” hoặc mắc “bệnh thành tích”, “bệnh hình thức”. Do đó, cần chú trọng kiểm tra, đánh giá năng lực, phẩm chất đạo đức của người đứng đầu cấp ủy, tổ chức đảng các cấp trong lãnh đạo, quản lý; tập trung kiểm tra, đánh giá thái độ tích cực, tự giác của cán bộ, đảng viên trong công việc và đối với Nhân dân; tổng kết, kiểm tra, đánh giá kết quả rèn luyện, tu dưỡng đạo đức, lối sống và rèn luyện bản lĩnh cách mạng của cán bộ, đảng viên thể hiện qua hiệu quả, chất lượng công việc được giao.

Năm là,chú trọng công tác thi đua, khen thưởng. Kịp thời nêu gương người tốt, việc tốt, có chính sách thỏa đáng đối với người phát hiện và đấu tranh chống những biểu hiện suy thoái, tiêu cực, những hành vi sai trái. Kiên quyết xử lý nghiêm minh, kịp thời, đúng pháp luật đối với cán bộ, đảng viên vi phạm kỷ luật, hoặc có biểu hiện sai phạm; đồng thời, xây dựng cơ chế khuyến khích việc phát hiện và tố giác hành vi, biểu hiện lệch lạc, sai trái bằng việc mở rộng cơ hội tiếp cận thông tin cho cán bộ, đảng viên và Nhân dân; làm tốt công tác tiếp nhận và xử lý thông tin liên quan đến tố giác, tố cáo hành vi sai trái của cán bộ, đảng viên và bảo vệ những người dám lên tiếng, dũng cảm tố cáo hành vi đó, góp phần phát huy tính tích cực, chủ động của cán bộ, đảng viên và Nhân dân trong tố cáo và đấu tranh với hành vi sai trái, tiêu cực.

ÔNG NGUYỄN BÁ CHÂU KHƠI DẬY VÀ GIỮ HỒNCHO LÀNG NGHỀ ĐÚC ĐỒNG Ở THIỆU TRUNG

Nghệ nhân ưu tú Nguyễn Bá Châu là người được xem là đã khơi dậy và “giữ hồn” cho nghề đúc đồng truyền thống ở làng Chè Đông (nay là làng Trà Đông, xã Thiệu Trung, huyện Thiệu Hóa). Làng nghề đúc đồng có từ xa xưa, thế nhưng cũng có một thời gian mai một rồi dẫn tới thất truyền. Với lòng yêu nghề, ông Châu có ý tưởng khôi phục lại làng nghề một thời vang bóng của cha ông.

Năm 1998, ông bắt đầu đi khắp nơi, từ các làng nghề đúc đồng trong Nam, ngoài Bắc để học cách thức đúc đồng của họ. Sau hai năm đi học hỏi và thử nghiệm, đến năm 2000, ông Châu vui sướng khi thực hiện thành công chiếc trống đồng đầu tiên từ phiên bản trống đồng Ngọc Lũ (Hà Nam). Đây là sự kiện tạo tiền đề cho nghề truyền thống của làng dần được khôi phục.

Để đúc thành công chiếc trống đồng đầu tiên này, ông Châu đã phải chuẩn bị nhiều tháng trời, từ khâu tìm đất sét rồi pha trộn, đến khâu tạo khuôn, trang trí họa tiết... rất tỉ mỉ. Bởi, theo ông Châu, nếu các khâu chuẩn bị không tốt, dưới độ nóng của đồng lên tới hàng ngàn độ C, chỉ cần một chi tiết sai sót là mọi công sức thành công cốc.

Từ đó, để có nhiều người cùng tham gia vực dậy nghề truyền thống, ông Châu đã tự nguyện giúp đỡ, hỗ trợ người dân trong làng cùng làm. Trong suốt 5 năm (từ năm 2000 - 2005, ông Châu đã truyền dạy lại cho rất nhiều người dân trong làng, dần dần nhiều người đã tự làm được trống đồng.

Từ một nghề tưởng như đã thất truyền, nhưng nhờ sự táo bạo, dám nghĩ, dám làm của ông Châu, nghề đúc trống đồng truyền thống làng Chè Đông đã được hồi sinh. Đến nay, trong làng có hơn 10 gia đình theo nghề, đưa nghề trống đồng ngày một phát triển, vươn xa.

Năm 2010, trước dịp Đại lễ 1.000 năm Thăng Long - Hà Nội, ông Châu cùng các nghệ nhân khác trong Cụm làng nghề đúc đồng Trà Đông đã hoàn thành 101 chiếc trống đồng để phục vụ sự kiện này (trong đó có 100 chiếc có đường kính 60cm và 1 chiếc có đường kính 1m).

Năm 2011, Cục Công nghiệp địa phương Bộ Công Thương và ngành chức năng tỉnh Thanh Hóa đã phối hợp cùng doanh nghiệp của ông Châu mở lớp đào tạo nghề đúc đồng với số lượng khoảng 300 học viên tham gia. Thông qua lớp học, nhiều học viên đã nắm được kỹ thuật và đúc thành công trống đồng.

Đến năm 2012, doanh nghiệp của Nghệ nhân ưu tú Nguyễn Bá Châu đã bắt đầu triển khai đúc các trống đồng cỡ lớn, điển hình như chiếc trống cỡ đại đầu tiên ông làm có đường kính lên đến 2,05m, cao 1,6m và hiện đang trưng bày, lưu giữ tại thị xã Long Khánh, tỉnh Đồng Nai…

Năm 2016, ông được Chủ tịch nước tặng danh hiệu Nghệ nhân ưu tú.

Hiện tại, chiếc trống đồng có kích thước lớn nhất Việt Nam đang được trưng bày tại làng nghề đúc đồng Trà Đông, được Nghệ nhân Nguyễn Bá Châu đúc thành công có đường kính lên tới 2,35m, chiều cao 1,87m và nặng gần 4 tấn. Nghệ nhân Nguyễn Bá Châu còn xác lập 3 kỷ lục khác gồm: Trống đồng 2 mặt có một không hai ở Việt Nam (hiện được lưu giữ ở Thiền viện Trúc lâm Hàm Rồng); đôi tượng đồng thần đèn ngồi quỳ, đang lưu giữ tại một ngôi chùa ở làng cổ Đông Sơn, TP Thanh Hóa và kỷ lục đúc tượng mẹ Âu Cơ làm quà tặng tại Hội nghị cấp cao APEC có số lượng nhiều nhất Việt Nam.

Để có được thành quả như ngày hôm nay, ngoài sự cố gắng của bản thân, nghệ nhân Nguyễn Bá Châu còn được sự giúp sức của các cấp, các ngành từ Trung ương đến địa phương đã tạo nên một làng nghề Trà Đông quy mô và phát triển.

Ban Biên tập

THÔNG TIN - TRAO ĐỔI KINH NGHIỆM

KỊP THỜI ĐƯA THÔNG TIN TỚI ĐẢNG VIÊN

Thực hiện nhiệm vụ phát hành báo, tạp chí của Đảng, những năm qua, Bưu điện huyện Thiệu Hóa đã nỗ lực nâng cao chất lượng dịch vụ phát hành, đảm bảo phát báo đầy đủ, kịp thời, đúng địa chỉ người nhận, góp phần truyền tải thông tin một cách nhanh nhất đến đảng viên.

Cùng đi với bưu tá Bưu điện huyện Thiệu Hóa tới giao Báo Thanh Hóa, Báo Nhân Dân hằng ngày, chúng tôi tới nhà ông Nguyễn Văn Tính, 84 tuổi, nguyên Bí thư Huyện ủy Thiệu Hóa, ở khu phố 2, thị trấn Thiệu Hóa. Trong căn phòng khách, ông Tính xếp gọn từng chồng báo cạnh bàn uống nước. Cầm tờ Báo Thanh Hóa số mới nhất trên tay, ông Tính đọc qua những tin tức về tình hình chính trị, văn hóa, xã hội của tỉnh rồi chia sẻ: “Việc đọc báo Đảng không chỉ giúp cán bộ, đảng viên nắm bắt kịp thời chủ trương, đường lối, chính sách, pháp luật của Đảng, Nhà nước, của tỉnh mà còn tiếp cận những mô hình hay, cách làm mới, những nhân tố tiêu biểu trên các lĩnh vực, để từ đó có thể tuyên truyền, vận động quần chúng Nhân dân xây dựng các mô hình phát triển kinh tế hiệu quả, giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa quê hương".

Tiếp tục đến nhà bác Ngọ Duy Thư, Bí thư Chi bộ, Trưởng khu phố 5, thị trấn Thiệu Hóa. Qua trò chuyện, bác Thư cho biết nhiều năm qua, chi bộ thường xuyên mua và duy trì việc đọc Báo Nhân Dân, Báo Thanh Hóa. Hằng ngày, báo Đảng được nhân viên bưu tá phát kịp thời đến chi bộ; bác là những người đầu tiên đọc, nắm bắt và thông tin đến các đảng viên trong chi bộ những nội dung mới, đồng thời luân chuyển cho các đảng viên trong chi bộ đọc.

Nhằm sớm đưa báo, tạp chí của Ðảng đến với bạn đọc, Bưu điện huyện Thiệu Hóa thường xuyên rà soát, sắp xếp hợp lý các đường thư, vận chuyển để rút ngắn thời gian chuyển phát báo, tạp chí đến độc giả. Giám đốc Bưu điện huyện Thiệu Hóa Lê Anh Tuấn, cho biết: Bưu điện huyện Thiệu Hóa hiện có 2 bưu cục, 27 điểm bưu điện văn hóa với 11 tuyến đường thư cấp III với tổng 179km. Trong thời gian qua, xác định việc phát hành báo Đảng bộ tỉnh là nhiệm vụ chính trị quan trọng, đơn vị tập trung nguồn lực vào thực hiện nhiệm vụ phát báo đến tay người nhận. Để kịp thời phát báo đến tay độc giả, ngay sau khi nhận được Báo Thanh Hóa, Báo Nhân Dân và các tạp chí của Đảng, đội ngũ bưu tá của bưu điện huyện vận chuyển, phát báo đến các điểm bưu điện văn hóa xã, từ đó phát hành xuống các chi bộ, tổ chức cơ sở đảng.

Giai đoạn 2021-2023, với sự vào cuộc quyết liệt của cả hệ thống chính trị, sự phối hợp chặt chẽ của các cấp, ngành, địa phương và nỗ lực, quyết tâm cao của tập thể cán bộ, nhân viên Bưu điện huyện Thiệu Hóa, sản lượng báo Đảng được phát hành đến các tổ chức cơ sở đảng, Nhân dân trong huyện hằng năm được duy trì và ngày càng tăng. Theo đó, năm 2021, Báo Nhân Dân phát hành 93.848 tờ, năm 2022 là 93.418 tờ và năm 2023 là 91.851 tờ; năm 2021, Báo Thanh Hóa là 151.261 tờ, năm 2022 là 149.496 tờ và năm 2023 là 149.699 tờ.

Đồng chí Nguyễn Thị Hà, Phó Trưởng ban Tuyên giáo huyện Thiệu Hóa, cho biết: Những năm qua, công tác quán triệt, triển khai thực hiện Chỉ thị số 11-CT/TW của Bộ Chính trị (khóa VIII); Kết luận số 04-KL/TU ngày 27/3/2002 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh (khóa XV) về mua và đọc báo, tạp chí của Đảng được cấp ủy huyện quan tâm triển khai. Ban Tuyên giáo Huyện ủy đã tham mưu cho Ban Thường vụ Huyện ủy ban hành các văn bản chỉ đạo liên quan đến việc thực hiện chỉ thị, kết luận về mua và đọc báo, tạp chí của Đảng. Trong đó, chỉ đạo Bưu điện huyện nâng cao hiệu quả công tác phát hành; báo, tạp chí của Đảng được cấp phát kịp thời trong ngày, đảm bảo tính thời sự của thông tin. Đồng thời, thường xuyên cập nhật số liệu phản ánh tình hình đặt mua báo của các đảng bộ, chi bộ các cơ quan, đơn vị trên địa bàn huyện để có biện pháp chỉ đạo kịp thời, nhằm nâng số lượng về mua, đọc báo, tạp chí của Đảng trên địa bàn. Tại các chi bộ đảng cơ sở, việc đọc báo Đảng được duy trì đều đặn; trước mỗi cuộc họp chi bộ, đồng chí bí thư chi bộ chọn lọc những bài báo hay, liên quan đến các lĩnh vực mà cán bộ, đảng viên, Nhân dân quan tâm để thông tin tại cuộc họp, đảm bảo tính thời sự, thiết thực. Hiện nay, có 43/43 tổ chức cơ sở đảng đặt mua Báo Thanh Hóa, Báo Nhân Dân, Tạp chí Cộng sản, Tạp chí Xây dựng Đảng. Việc đặt mua báo, tạp chí của Đảng cho các chi bộ nông thôn theo quý được cấp ủy huyện thực hiện tốt; đảm bảo 100% chi bộ nông thôn có Báo Nhân Dân và Báo Thanh Hóa đọc hằng ngày.

Có thể thấy, việc đọc báo Đảng đã trở thành nền nếp, là nhu cầu không thể thiếu và là công cụ đắc lực phục vụ trong công tác, học tập, lao động của cán bộ, đảng viên và đông đảo quần chúng Nhân dân. Thông qua việc đọc và làm theo báo, tạp chí của Đảng góp phần nâng cao đời sống văn hóa ở cơ sở, ngăn ngừa các tệ nạn xã hội, giữ vững an ninh trật tự, an toàn xã hội ở địa phương, đơn vị.

Nguồn: Báo Thanh Hóa

LỊCH SỬ - VĂN HÓA - NGHỆ THUẬT

NHO SỸ YÊU NƯỚC LÊ KHẮC THÁO

Nhà thờ Lê Khắc Tháo thuộc làng Bái Giao, xã Thiệu Giao, huyện Thiệu Hóa, tỉnh Thanh Hóa. Năm 2004 trên cơ sở tách nơi thờ tự ông ở nhà thờ Trưởng tộc họ Lê Khắc, địa phương và dòng họ mong muốn có một nơi thờ tự riêng ông, nhằm tôn vinh một người con của quê hương đã hy sinh vì nền độc lập của dân tộc trong phong trào Cần Vương cuối thế kỷ XIX ở nước ta.

Trong sáchTừ điển các nhân vật lịch sử Việt Nam,trang 349 ghi: “Lê Khắc Tháo sinh năm Kỷ Mùi 1859, mất năm Đinh Hợi 1887, là nho sĩ yêu nước, hiệu là Tăng Trai quê ở làng Bái Giao, huyện Đông Sơn, tỉnh Thanh Hóa, ông đỗ cử nhân vào đời Tự Đức nhưng không ra làm quan ”.

Hưởng ứng chiếu Cần Vương, các sĩ phu của Thanh Hóa nhưPhạm Bànhquê ở làng Trương Xá - Hậu Lộc),Hoàng Bật Đạt(làng Bộ Đầu - Hậu Lộc) đã mộ quân khởi nghĩa, ở Hoằng Hóa có Nguyễn Đôn Tiết, ở Tĩnh Gia có Nguyễn Phương, ở Nông Cống có Lê Ngọc Toản, ở Quảng Xương có Đỗ Đức Mậu, ở Hà Trung có Nguyễn Viết Toại (Lãnh Toại), Đỗ Văn Quýnh (Lãnh Phí), Đông Sơn có Lê Khắc Tháo (Tán Tháo)... đều hăng hái mộ quân ứng nghĩa, ngay từ khi phong trào Cần Vương bùng nổ, và sau lui về chiến đấu ở cứ điểm Ba Đình (huyện Nga Sơn).

Đóng góp của Lê Khắc Tháo đối với phong trào Cần Vương chống Pháp ở Thanh Hóa có thể tóm tắt như sau: Hưởng ứng chiếu Cần Vương, Lê Khắc Tháo đã đi nhiều nơi chiêu dụ nghĩa quân, cùng bàn bạc với những người tâm huyết bàn cách đánh Pháp. Vào mùa xuân năm 1886, Lê Khắc Tháo đã tụ hợp nghĩa quân làm lễ tế cờ tai Mả Dưa làng Đại Bái và mở cuộc tấn công vào thành Thanh Hóa theo phương thứcđánh nhanh, áp đảo bất thủ, gây thiệt hại cho chúng về người và kho tàng… Lúc này, Lê Khắc Tháo được Tả tướng quân Trần Xuân Soạn giao chứcTán Tương quân vụhuyện Đông Sơn làm phó chỉ huy sứ trực tiếp trận đánh này. Nhưng do thế giặc mạnh, nghĩa quân của ông đã rút lui.

Sau đó Lê Khắc Tháo đã nhận được sự hỗ trợ của lực lượng nghĩa quân các huyện Tĩnh Gia, Nông Cống, Quảng Xương, Hoằng Hóa, Thọ Xuân chuẩn bị đánh giặc. Nửa đêm ngày 6 rạng ngày 7 tháng 2 năm Bính Tuất, nghĩa quân Cần Vương cảm tử bí mật xông vào Cửa Tiền (phía nam thành Thanh Hóa) và Cửa Tả (phía đông thành Thanh Hóa) giết chết lính gác, rồi nhanh chóng đột nhập thành lính Pháp đóng trong thành đang ngủ say bị bất ngờ, hoảng hốt tháo chạy đã bị nghĩa quân tiêu diệt tại chỗ. Chánh Văn phòng Toà sứ là Pive (Phivert) và Trung uý Phô răng cơ (Fvanck) ngay từ đầu trúng đạn và bị thương. Sau đó, nghĩa quân đánh lui cả Pháp và lính Ngụy đến cứu nguy, nhiều tên chết, một số bỏ chạy toán loạn số còn lại rút vào đồn cố thủ. Lửa cháy rực trời, trống mõ khua vang, tướng nghĩa quân reo hò động đất trong trận đánh này Lê Khắc Tháo đã bị trúng đạn vào đùi. Khi nghĩa quân rút lui, ông được đưa đến chùa Đại Bi, làng Mật Sơn (nay thuộc phường Đông Vệ, thành phố Thanh Hóa). Sư cụ trụ trì lo cho việc băng bó vết thương và chăm sóc.

Trận đánh mở đầu của phong trào Cần Vương ở Thanh Hóa do Lê Khắc Tháo cùng với những cánh quân khác tham gia hợp lực đã làm cho giặc Pháp điên cuồng, khủng bố trắng các làng ngoại thành. Không bắt được ông, thực dân Pháp thực hiện độc kế bắt mẹ già của ông giam giữ lại, buộc mẹ ông gọi con về đầu thú. Những việc làm đó của kẻ thù đã thất bại.

Sau những trận đánh của nghĩa quân Cần Vương từ miền núi đến đồng bằng, phong trào chống Pháp thực sự phát triển mạnh mẽ. Giặc Pháp đã điên cuồng tìm cách đối phó. Chúng liên tiếp phái nhiều đạo quân tiến sâu vào khu căn cứ nghĩa quân càn đi, quét lại. Tình hình đó đòi hỏi phải gấp rút thống nhất lực lượng trên địa bàn toàn tỉnh mới đủ sức đương đầu với địch. Vào giữa năm 1886, những người yêu nước chống Pháp của Thanh Hóa đã họp ở Bồng Trung (Vĩnh Lộc) để bàn những phương sách mới nhằm đẩy mạnh phong trào chống Pháp thêm một bước nữa trong tỉnh. Hội nghị giao cho Phạm Bành, Hoàng Bật Đại, Đinh Công Tráng cùng một số tướng lĩnh khác như Đề Đối, Nguyễn Khế, lãnh binh Nguyễn Viết Toại xây dựng căn cứ Ba Đình (thuộc huyện Nga Sơn) nhằm bảo vệ cửa ngõ miền Trung và làm bàn đạp đánh địch ở đồng bằng.

Căn cứ Ba Đình được xây dựng bằng sự đóng góp sức người, sức của ở nhiều huyện trên địa bàn toàn tỉnh. Lúc này ở các huyện có các tham tán chỉ huy nghĩa quân. Huyện Đông Sơn có Lê Khắc Tháo; ở dưới các xã, các tổng lại có các bang biện quân vụ, phong trào kháng Pháp phát triển trên một địa bàn hầu như khắp tỉnh Thanh Hóa. Nghĩa quân Lê Khắc Tháo đã tham gia những ngày đánh Pháp ác liệt tại căn cứ Ba Đình cho đến khi thất thủ vào năm 1887. Ba Đình thắt thủ, nghĩa quân ở đây đã rút lui, Lê Khắc Tháo đã bị sốt nặng rồi mất, lúc đó ông tròn 28 tuổi.

Sự nghiệp đánh giặc của Lê Khắc Tháo tuy ngắn ngủi nhưng ông cùng với những sĩ phu yêu nước khác đã đóng góp vào phong trào Cần Vương chống Pháp của nhân dân Thanh Hóa ở cuối thế kỷ XIX mãi mãi được coi là một mốc son lịch sử chói ngời tinh thần bất khuất của nhân dân ta. Tên tuổi của ông được ghi vào quốc sử. Tại thành phố Thanh Hóa có một đường phố mang tên Lê Khắc Tháo.Nhân dân, gia đình dòng tộc họ Lê Khắc Tháo xây dựng nhà thờ ông ở chính mảnh đất quê hương để tưởng nhớ đến một nhà yêu nước, một con người trung hiếu của quê hương.

Nhà thờ Lê Khắc Tháo, hiện là di tích lịch sử văn hóa có giá trị về giáo dục truyền thống yêu quê hương, đất nước, lòng tự hào dân tộc đối với các thế hệ hôm nay và mai sau. Hiện nay, với chủ trương bảo tồn và phục hưng các di sản văn hóa của Đảng, Nhà nước, nhà thờ đã và đang được chính quyền địa phương, dòng họ Lê Khắc tôn tạo lại để làm nơi thờ cúng được uy nghiêm hơn, thể hiện được truyền thống đạo lý“Uống nước nhớ nguồn”.

(Trích yếu: Lý lịch di tích lịch sử văn hóa Nhà thờ Lê Khắc Tháo, xã Thiệu Giao, huyện Thiệu Hóa, năm 2009).

Ban Biên tập

EM CÓ VỀ THĂM QUÊ TÔI THIỆU HÓA

Em có về thăm quê tôi Thiệu Hóa

Ngắm dòng sông Chu xanh thắm bóng hàng tre

Con đò nhỏ trầm tư nằm lơ đãng

Gối triền sông thao thức đợi ai về

Em có về thăm quê tôi - núi Đọ

Hồn người xưa - những di chỉ, còn đây

Núi sừng sững ngàn đời in dấu tích

Trên sử xanh và trong những câu hò.

Em về nhé, đường giao thông rộng mở

Đón em cười trong gió xuân tươi

Kìa nhà ai sáng hồng trong nắng mới

Mọi ngả đường vui hớn hở mặt người.

Chợ Vạn Hà sáng nay sao tấp nập

Kẻ bán người mua rộn rã nói cười

Tiếng còi sớm loang mình trong gió lộng

Đám trẻ đến trường tươi thắm nét môi.

Ôi Thiệu Hóa! Một đời ta mắc nợ

Xứ lạ quê người cứ mãi rong chơi

Thương mảnh đất có hình cha dáng mẹ

Nên giấc mơ xa đậm nỗi bùi ngùi.

Em về nhé cùng ta một chiều vương bóng nắng

Lắng hồn quê đượm màu núi xa xanh

Để ta mãi ôm dáng hình xứ sở

Trên bước tha hương - không phải độchành...

Ngô Kim Trọng

Description: https://thieuhoa.thanhhoa.gov.vn/portal/Photos/2024-05-08/6d87d4cd47b6262dBTNB%20t4s.jpg

Ban biên tập

CÔNG KHAI TIẾN ĐỘ GIẢI QUYẾT TTHC

CHI TIẾT