THÔNG BÁO SÂU BỆNH HẠI LÚA

Đăng lúc: 02/08/2023 (GMT+7)
100%

UBND, HTXDVNN CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Thiệu Công Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

Thiệu Công, ngày 02/08/2023

THÔNG BÁO

Về tình hình sâu bệnh hại lúa và biện pháp phòng trừ vụ Mùa 2023

Kính gửi: - Các ông tổ trưởng tổ dịch vụ

- Các hộ nông dân trên toàn xã

Qua thực tế thăm đồng kiểm tra hiện nay hầu hết các diện tích lúa đang ở giai đoạn làm đòng và chuẩn bị trổ, đây là là giai đoạn cây lúa rất mẫn cảm với các đối tượng sâu bệnh hại như: bệnh đốm sọc vi khuẩn, khô vằn, sâu cuốn lá nhỏ, sâu đục thân. Để hạn chế mức độ gây hại của các đối tượng sâu bệnh trên cây lúa, bà con cần có biện pháp phòng trừ sâu bệnh hại kịp thời và phù hợp. Cụ thể như sau:

1) Sâu đục thân và sâu cuốn lá nhỏ

Hiện nay trưởng thành(bướm) của sâu cuốn lá nhỏ đang ra rộ, Dự kiến sâu đục thân và sâu cuốn lá nhỏ lứa 6 sẽ nở rộ ở 2 cao điểm, cao điểm 1 từ ngày 5-10/8, cao điểm 2 sẽ nở nhiều từ ngày 10-17/8 gây hiện tượng trắng lá và héo rãnh, dự báo mật độ sâu lứa này rất cao. Để hạn chế mức độ gây hại của sâu nhằm bảo vệ lá công năng(lá đòng) cần có biện pháp phun trừ sâu kịp thời khi mật độ sâu đến ngưỡng. Đối với sâu đục thân bà con cần quan sát mật độ ổ trứng gần bờ nếu phát hiện thấy 2-3m có 1 ổ trứng (tức 0,25 ổ/m2), đối với sâu cuốn lá nhỏ khi mật độ 15 con/m2 trở lên thì cần có biện pháp phun thuốc trừ sâu. Phun thuốc khi sâu mới nở, lứa sâu này cần thiết phải phun 2 lần ở cao điểm, lần 1 phun tử ngày 7-10/8, phun lại lần 2 từ ngày 12-17/8 bằng các loại thuốc như: Dylan 2EC, hoặc Voliam targo 063SC, Vitako 80WG trong thời gian nở rộ..

Nồng độ liều lượng: Do mật độ sâu nhiều nở rải rác trong thời gian dài và điều kiện thời tiết nắng mưa thất thường bà con cần tăng liều lượng thuốc lên 1.5 lần, phun thuốc vào buổi sáng sớm khi lúa đã ráo sương hoặc buổi chiều mát để tăng hiệu lực của thuốc.

2) Đối với bệnh đốm sọc vi khuẩn

Hiện nay bệnh đang phát sinh gây hại rãi rác ở các xứ đồng của các thôn chủ yếu ở các ruộng xanh tốt có bản lá to mỏng do bón thừa phân đạm, ở các ruộng đã bị bệnh đốm sọc vi khuẩn ở các vụ trước. Bệnh làm tổn thương đến bộ lá gây hiện tượng đỏ lá, khô lá dọc theo mép lá làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến năng suất lúa, nhất là ở vụ mùa thời tiết khi có mưa nhiều ẩm độ cao kèm theo giông, bà con nên thăm đồng buổi sáng quan sát sẽ dễ nhận biết hơn. Bệnh đốm sọc vi khuẩn khi bệnh mới xuất hiện trên lá có các vệt màu nâu dọc theo gân lá, khi bệnh nặng lá có màu đỏ nau, buổi sáng sớm quan sát phía mặt lá có các giọt dịch màu vàng, khi bệnh nặng toàn bộ lá sẽ có màu đỏ nâu, bệnh có khả năng lây lan rất nhanh qua nước, gió và sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến năng suất.

Vì vậy bà con cần có biện pháp phun thuốc phòng bệnh là chính, phun thuốc khi bệnh mới xuất hiện. Có thể dùng một trong các loại thuốc sau để phun phòng bệnh như: Visen 20EC, Totan 200WP.. Nồng độ, liều lượng pha thuốc theo hướng dẫn trên nhãn thuốc, phun 1,5-2 bình/sào loại bình 16-18lit. phun thuốc vào bưởi snags khi lúa đã ráo sượng hoặc vào buổi chiều mát. Trường hợp bệnh nặng cần phun kép lần 2 sau lần 1 từ 4-5 ngày.

3. Bệnh khô vằn

Bệnh khô vằn đã và đang phát sinh gây hại ở các diện tích lúa trà mùa sớm và gây hại mạnh ở một số diện tích lúa xanh tốt rậm rạp do bón thừa phân đạm, nhất là các ruộng gieo xạ nên bà con có thể sử dụng các loại thuốc đặc trị khô vằn như: Vida 5WP, Anvil 5SC. Pha thuốc theo hướng dẫn trên ống, gói thuốc, phun 1,5-2 bình/sào

Trªn đây là tình hình sâu bệnh hại lúa và biện pháp phòng trừ sâu bệnh hại cho lúa vụ Mùa 2023, đề nghị các ông tổ trưởng tổ dịch vụ và các hộ nông dân thực hiện tốt các nội dung thông báo trên để giành vụ mùa thắng lợi.

HTXDVNN Thiệu Công

THÔNG BÁO SÂU BỆNH HẠI LÚA

Đăng lúc: 02/08/2023 (GMT+7)
100%

UBND, HTXDVNN CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Thiệu Công Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

Thiệu Công, ngày 02/08/2023

THÔNG BÁO

Về tình hình sâu bệnh hại lúa và biện pháp phòng trừ vụ Mùa 2023

Kính gửi: - Các ông tổ trưởng tổ dịch vụ

- Các hộ nông dân trên toàn xã

Qua thực tế thăm đồng kiểm tra hiện nay hầu hết các diện tích lúa đang ở giai đoạn làm đòng và chuẩn bị trổ, đây là là giai đoạn cây lúa rất mẫn cảm với các đối tượng sâu bệnh hại như: bệnh đốm sọc vi khuẩn, khô vằn, sâu cuốn lá nhỏ, sâu đục thân. Để hạn chế mức độ gây hại của các đối tượng sâu bệnh trên cây lúa, bà con cần có biện pháp phòng trừ sâu bệnh hại kịp thời và phù hợp. Cụ thể như sau:

1) Sâu đục thân và sâu cuốn lá nhỏ

Hiện nay trưởng thành(bướm) của sâu cuốn lá nhỏ đang ra rộ, Dự kiến sâu đục thân và sâu cuốn lá nhỏ lứa 6 sẽ nở rộ ở 2 cao điểm, cao điểm 1 từ ngày 5-10/8, cao điểm 2 sẽ nở nhiều từ ngày 10-17/8 gây hiện tượng trắng lá và héo rãnh, dự báo mật độ sâu lứa này rất cao. Để hạn chế mức độ gây hại của sâu nhằm bảo vệ lá công năng(lá đòng) cần có biện pháp phun trừ sâu kịp thời khi mật độ sâu đến ngưỡng. Đối với sâu đục thân bà con cần quan sát mật độ ổ trứng gần bờ nếu phát hiện thấy 2-3m có 1 ổ trứng (tức 0,25 ổ/m2), đối với sâu cuốn lá nhỏ khi mật độ 15 con/m2 trở lên thì cần có biện pháp phun thuốc trừ sâu. Phun thuốc khi sâu mới nở, lứa sâu này cần thiết phải phun 2 lần ở cao điểm, lần 1 phun tử ngày 7-10/8, phun lại lần 2 từ ngày 12-17/8 bằng các loại thuốc như: Dylan 2EC, hoặc Voliam targo 063SC, Vitako 80WG trong thời gian nở rộ..

Nồng độ liều lượng: Do mật độ sâu nhiều nở rải rác trong thời gian dài và điều kiện thời tiết nắng mưa thất thường bà con cần tăng liều lượng thuốc lên 1.5 lần, phun thuốc vào buổi sáng sớm khi lúa đã ráo sương hoặc buổi chiều mát để tăng hiệu lực của thuốc.

2) Đối với bệnh đốm sọc vi khuẩn

Hiện nay bệnh đang phát sinh gây hại rãi rác ở các xứ đồng của các thôn chủ yếu ở các ruộng xanh tốt có bản lá to mỏng do bón thừa phân đạm, ở các ruộng đã bị bệnh đốm sọc vi khuẩn ở các vụ trước. Bệnh làm tổn thương đến bộ lá gây hiện tượng đỏ lá, khô lá dọc theo mép lá làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến năng suất lúa, nhất là ở vụ mùa thời tiết khi có mưa nhiều ẩm độ cao kèm theo giông, bà con nên thăm đồng buổi sáng quan sát sẽ dễ nhận biết hơn. Bệnh đốm sọc vi khuẩn khi bệnh mới xuất hiện trên lá có các vệt màu nâu dọc theo gân lá, khi bệnh nặng lá có màu đỏ nau, buổi sáng sớm quan sát phía mặt lá có các giọt dịch màu vàng, khi bệnh nặng toàn bộ lá sẽ có màu đỏ nâu, bệnh có khả năng lây lan rất nhanh qua nước, gió và sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến năng suất.

Vì vậy bà con cần có biện pháp phun thuốc phòng bệnh là chính, phun thuốc khi bệnh mới xuất hiện. Có thể dùng một trong các loại thuốc sau để phun phòng bệnh như: Visen 20EC, Totan 200WP.. Nồng độ, liều lượng pha thuốc theo hướng dẫn trên nhãn thuốc, phun 1,5-2 bình/sào loại bình 16-18lit. phun thuốc vào bưởi snags khi lúa đã ráo sượng hoặc vào buổi chiều mát. Trường hợp bệnh nặng cần phun kép lần 2 sau lần 1 từ 4-5 ngày.

3. Bệnh khô vằn

Bệnh khô vằn đã và đang phát sinh gây hại ở các diện tích lúa trà mùa sớm và gây hại mạnh ở một số diện tích lúa xanh tốt rậm rạp do bón thừa phân đạm, nhất là các ruộng gieo xạ nên bà con có thể sử dụng các loại thuốc đặc trị khô vằn như: Vida 5WP, Anvil 5SC. Pha thuốc theo hướng dẫn trên ống, gói thuốc, phun 1,5-2 bình/sào

Trªn đây là tình hình sâu bệnh hại lúa và biện pháp phòng trừ sâu bệnh hại cho lúa vụ Mùa 2023, đề nghị các ông tổ trưởng tổ dịch vụ và các hộ nông dân thực hiện tốt các nội dung thông báo trên để giành vụ mùa thắng lợi.

HTXDVNN Thiệu Công

CÔNG KHAI TIẾN ĐỘ GIẢI QUYẾT TTHC

CHI TIẾT